Khám phụ khoa là gì? Quy trình như thế nào và có đau không?

  • 01-04-2023 10:44 AM

Khám phụ khoa là gì, quy trình khám phụ khoa như thế nào, khám phụ khoa có đau không, khám phụ khoa khi nào tốt nhất, cần chuẩn bị gì là việc nên biết trước khi đi khám phụ khoa nữ.

Khi trao đổi trước với bác sĩ khám phụ khoa sẽ được tư vấn về khám phụ khoa là khám những gì, các bước khám phụ khoa, siêu âm, những thời điểm cần đi khám và những việc cần chuẩn bị trước khi đi khám phụ khoa.

Đó là những thông tin rất cần thiết và quan trọng với nhiều chị em khi chuẩn bị mới đi khám phụ khoa lần đầu, giúp chị em yên tâm trước khi đi khám và giải tỏa hết các căng thẳng, lo lắng không cần thiết. Bác sĩ khám phụ khoa ở Hà Nội với hơn 30 năm kinh nghiệm sẽ chia sẻ đầy đủ về khám phụ khoa nữ để chị em yên tâm và có thể chủ động khi đi khám.

  1. Khám phụ khoa là gì
  2. Quy trình khám phụ khoa như thế nào
  3. Khám phụ khoa có đau không
  4. Khám phụ khoa khi nào tốt nhất
  5. Trước khi đi khám phụ khoa nữ cần lưu ý gì

Khám phụ khoa là gì? Quy trình như thế nào và có đau không?

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa được coi là một việc làm cần thiết mà không riêng gì với những chị em đã có quan hệ tình dục. Việc khám không chỉ giúp phát hiện được các bất thường mà còn giúp tầm soát, phòng tránh được những bệnh lý nguy hiểm cho chị em phụ nữ.

Nhiều chị em dù có những biểu hiện bất thường ở vùng kín nhưng do lo ngại, xấu hổ nên vẫn chần chừ chưa đi khám phụ khoa. Bên cạnh đó, lại có nhiều chị em lo ngại rằng khám phụ khoa sẽ đau nên cũng không dám đi khám.

Khám phụ khoa tổng quát sẽ bao gồm:

  • Khám bên ngoài
  • Khám âm đạo
  • Khám tử cung
  • Xét nghiệm dịch âm đạo
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Quy trình khám phụ khoa như thế nào?

Khám phụ khoa sẽ có các bước được bác sĩ trao đổi trước và các bước khám này diễn ra rất đơn giản nên chị em hoàn toàn yên tâm:

Khám phụ khoa bên ngoài

Bác sĩ sẽ kiểm tra, khám bên ngoài cơ quan sinh dục của chị em. Bác sĩ sẽ kiểm tra các bộ phận như môi bé, môi lớn, các nếp gấp, niêm mạc… để xem có vấn đề gì bất thường không.

Đồng thời, ở bước này bác sĩ cũng sẽ kiểm tra, phát hiện xem ở vùng bụng của chị em có dấu hiệu của các khối u, u cục, có vết sẹo mổ nào không.

Bước khám này hầu như bác sĩ sẽ khám bằng mắt và tay để phát hiện xem có gì bất thường không, do đó hầu như không gây đau, khó chịu nào cho chị em.

Khám âm đạo, xét nghiệm dịch âm đạo

Đến bước khám tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực bên trong cơ quan sinh sản của chị em bằng một dụng cụ có tên là phễu mỏ vịt. Trước đó, bác sĩ đã bôi trơn, khử trùng dụng cụ này một cách kỹ lưỡng để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm cho chị em.

Bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào trong âm đạo để kiểm tra, quan sát các ngóc ngách ở cơ quan sinh dục bên trong của chị em. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ lấy dịch tiết ra cổ tử cung hoặc âm đạo đem đi xét nghiệm.

Có khá nhiều chị em lo lắng sợ đau bởi các dụng cụ y tế đưa vào âm đạo sẽ gây tổn thương ở khu vực vùng kín. Tuy nhiên, thực tế thì dụng cụ mỏ vịt đã được bác sĩ bôi trơn trước nên sẽ đảm bảo an toàn, không gây đau cho chị em. Chị em có thể cảm thấy hơi khó chịu một chút khi bác sĩ khám bằng mỏ vịt, đặc biệt là với những chị em chưa quan hệ tình dục.

Siêu âm

Đối với trường hợp cần kiểm tra, quan sát các bộ phận ở bên trong như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, bác sĩ sẽ thực hiện chụp cản quang tử cung hoặc siêu âm đầu dò. Đây là một kỹ thuật có chút phức tạp và cần phải đưa các dụng cụ khám vào sâu bên trong cơ quan sinh sản của chị em.

Chị em đừng quá lo lắng bởi bước khám này khi có sự thực hiện của bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm thì không hề gây đau, chị em có thể chỉ thấy hơi khó chịu một chút khi dụng cụ đưa vào bên trong.

Xét nghiệm

Tùy vào các triệu chứng đã có khi đến khám mà bác sĩ sẽ chỉ định người phụ nữ làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Khám tử cung

Với bước khám phụ khoa này, bác sĩ sẽ đeo găng sẵn, sau đó sử dụng một hoặc 2 ngón tay đã được bôi trơn cẩn thận rồi đưa vào âm đạo để kiểm tra. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đầy đủ về hình dạng, kích thước tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng, kiểm tra xem có khối u bất thường nào không.

Bước khám này hoàn toàn không gây đau cho chị em, do đó chị em cần chú ý đi khám phụ khoa ngay nếu có những triệu chứng bất thường.

Thông báo kết quả khám và tư vấn điều trị

Sau khi khám phụ khoa tổng quát và nắm được các thông tin xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ thông báo về tình trạng của bạn và nếu cần sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Một số trường hợp bác sĩ sẽ hẹn lịch khám lại sau 1 tuần để có kết quả chính xác về tình trạng đang bị.

Khám phụ khoa có đau không?

Theo chia sẻ của bác sĩ sản phụ khoa việc khám phụ khoa hoàn toàn không gây đau, khó chịu gì cho chị em. Khám phụ khoa chỉ đơn giản là việc khám bình thường và diễn ra nhanh chóng, không hề làm mất nhiều thời gian của chị em. Do đó, chị em không phải lo lắng gì hay suy nghĩ quá nhiều mà tự làm mình căng thẳng trước khi đi khám phụ khoa.

Chắc chắn khám phụ khoa không gây đau khi chị em lựa chọn đến khám tại phòng khám phụ khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ bác sĩ khám phụ khoa giỏi ở Hà Nội, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.

Khám phụ khoa là gì? Quy trình như thế nào và có đau không?

Khám phụ khoa như thế nào?

Khám phụ khoa khi nào tốt nhất?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, chị em phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất là 6 tháng/lần tại các cơ sở, phòng khám phụ khoa tin cậy. Ngoài ra, chị em cũng cần đi khám phụ khoa trong những thời điểm quan trọng sau để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho bản thân:

Khám phụ khoa trước khi kết hôn

Việc khám, kiểm tra trước khi kết hôn sẽ giúp phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các vấn đề bất thường có liên quan đến sức khỏe sinh sản, từ đó giúp chị em cảm thấy yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống hôn nhân.

Khám phụ khoa trước khi mang thai

Đây cũng là một trong những thời điểm mà chị em nên đi khám phụ khoa. Hầu hết chị em chỉ đi khám khi thấy mình có dấu hiệu trễ kinh, chậm kinh hoặc khi thấy que thử thai hiện lên 2 vạch chứ ít khi đi khám trước khi có ý định mang thai.

Việc khám ở thời điểm này cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp phát hiện được các vấn đề bất thường mà mẹ gặp phải, từ đó đưa ra phương pháp khắc phục để tránh lây nhiễm sang cho em bé trong bụng, giúp đảm bảo an toàn cho sự phát triển của cả mẹ và em bé.

Khám phụ khoa khi sức khỏe có biểu hiện bất thường

Ngoài ra, chị em cũng cần đi khám phụ khoa ngay khi có những biểu hiện, triệu chứng sức khỏe bất thường là:

  • Khí hư ở âm đạo ra nhiều, có màu lạ, có mùi hôi khó chịu.
  • Âm đạo ra máu bất thường, ra máu sau khi quan hệ, ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau khi quan hệ, chảy máu khi quan hệ.
  • Vùng kín có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, trễ kinh…
  • Đau, khó chịu ở vùng chậu, đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau vùng hạ vị…
  • Tiểu tiện bất thường, tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần.

Khám phụ khoa có đau không?

Trước khi đi khám phụ khoa nữ cần lưu ý gì?

Lưu ý, để quá trình khám diễn ra thuận lợi, mang lại kết quả chính xác, chị em nên chú ý một số vấn đề sau trước khi đi khám phụ khoa:

Không nên đi khám phụ khoa nữ khi đang có kinh nguyệt

Nguyên nhân là do đây là thời điểm tử cung mở rộng, các vi khuẩn sẽ dễ tấn công vào tư cung gây viêm nhiễm, nhiễm trùng vùng kín. Ngoài ra, máu kinh nguyệt cũng dễ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, chị em cũng cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong quá trình khám.

Chị em nên đợi đến khi mình hết kinh nguyệt khoảng 3 ngày thì mới nên đi khám phụ khoa.

Không thụt rửa âm đạo trước khi đi khám phụ khoa

Việc thụt rửa âm đạo trước khi khám phụ khoa sẽ dễ làm sạch đi các tế bào, mầm bệnh, từ đó khiến kết quả chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn.

Tránh đặt thuốc âm đạo và quan hệ tình dục trước khi đi khám phụ khoa

Chị em cần tránh đặt thuốc âm đạo, quan hệ tình dục trước khi đi khám phụ khoa ít nhất là từ 1 – 2 ngày để tránh các tế bào bất thường, tạp chất, tinh trùng… lẫn vào dịch tiết âm đạo.

Lựa chọn trang phục phù hợp khi khám phụ khoa

Để giúp kết quả khám diễn ra thuận lợi, chị em nên lựa chọn loại trang phục phù hợp, tốt nhất nên mặc váy để giúp bác sĩ khám thuận tiện, nhanh chóng.

Chuẩn bị tâm lý trước khi vào khám phụ khoa

Nên chuẩn bị sẵn tâm lý thoải mái, ổn định, đừng quá áp lực, căng thẳng, sợ hãi trước khi đi khám bởi đây là một việc khám cực kỳ đơn giản, nhẹ nhàng, không quá phức tạp.

Tham khảo địa chỉ khám phụ khoa nữ uy tín

Chị em cũng cần lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội đã có chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có trang thiết bị hiện đại để giúp đảm bảo về kết quả khám, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí.

Ngoài ra, trước khi đi khám phụ khoa, chị em cũng nên chuẩn bị những câu hỏi, vấn đề mà mình thắc mắc để có thể trao đổi bác sĩ khám phụ khoa một cách cụ thể, chi tiết.

Với toàn bộ thông tin chia sẻ trên đây đã giúp giải đáp chi tiết cho chị em về vấn đề Khám phụ khoa là gì? Quy trình như thế nào và có đau không? và quan trọng là thời điểm nên đi khám phụ khoa. Chị em phụ nữ đừng nên ngần ngại mà hãy chủ động liên hệ trước với bác sĩ khám phụ khoa uy tín để được giải đáp tất cả các thắc mắc trước khi đến khám phụ khoa trực tiếp.

Khám phụ khoa là gì? Quy trình như thế nào và có đau không?