Bị bệnh trĩ có biến chứng thành ung thư trực tràng không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hệ tiêu hóa, bệnh trĩ là bệnh lành tính và không biến chứng thành ung thư trực tràng. Bệnh chỉ đau khi có biến chứng. Do vậy, bệnh nhân không cần quá lo lắng về vấn đề này. Chỉ cần đi thăm khám để có phương pháp điều trị dứt điểm.
Trong trạng thái bình thường, các mô ở vùng hậu môn có chức năng kiểm soát phân thải ra, khi các mô này phồng lên do giãn nở hoặc viêm sẽ hình thành búi trĩ.
Nguyên nhân bị bệnh trĩ
- Thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều thịt, ăn ít rau xanh, trái cây khiến phân cứng, khi đi vệ sinh người bệnh cố rặn đẩy phân ra ngoài làm tăng áp lực trong ổ bụng, cản trở máu lưu thông, làm tổn thương các bó mạch.
- Nhiều người do phải làm việc trong môi trường văn phòng thường ít đi lại, vận động khiến quá trình lưu thông máu giảm, gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn khiến các tĩnh mạch này sưng gây ra trĩ.
- Khi mang thai, sức nặng của thai nhi tác động và chèn ép lên thành tĩnh mạch, ảnh hưởng đến vùng xương chậu hình thành búi trĩ khiến phụ nữ mang bầu dễ mắc bệnh trĩ.
Triệu chứng điển hình của bệnh là: Sa búi trĩ, chảy máu khi đi vệ sinh, ngứa rát hậu môn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các triệu chứng diễn biến khác nhau.
- Ở trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống, bôi hoặc dạng đặt hậu môn có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
- Trường hợp dùng thuốc không có tác dụng có thể sử dụng phương pháp ngoại khoa bằng các tiểu phẫu, phẫu thuật nhằm triệt tiêu búi trĩ. Các phương pháp hiện nay rất an toàn, không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Sau khi thực hiện xong ca phẫu thuật mới có những cơn đau ở vùng hậu môn, đau ở những lần đi ngoài đầu tiên do vết tiểu phẫu ở ngay vùng lược hậu môn.
Để phòng tránh bệnh trĩ, mọi người cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt nhất là:
- Bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi như rau lang, rau dền, rau diếp cá, rau bina, chuối, cam, bưởi…để bổ sung chất xơ và các vitamin cho cơ thể.
- Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, phân mềm và việc đi đại tiện được dễ dàng. Nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng súp, nước ép từ các loại củ, trái cây tươi.
- Vận động, tập luyện bằng các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ. Không nhịn đại tiện khi có nhu cầu. Không chơi game, nghịch điện thoại khi đi cầu.
- Tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng, stress. Có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Trong giờ làm việc nên thỉnh thoảng đi lại, thư giãn 5 – 10 phút.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn chứa nhiều mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng và các chất kích thích như rượu, cafe, bia…
- Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và điều trị kịp thời các bất thường (nếu có).
-
14-09-2022 09:25 AM
-
-
Tham vấn: Bác sĩ ngoại khoa Vũ Hồng Lân
Tin mới cập nhật
-
Phòng khám đa khoa Thái Hà Đống Đa chất lượng tốt review
-
[Sinh non]: Triệu chứng và Nguyên nhân
-
Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?
-
Đi phá thai một mình có được không?
-
Sau hút thai bao lâu thì quan hệ được bình thường trở lại
-
12 cách phá thai an toàn nhất nhanh nhất thành công tại nhà
-
Uống thuốc phá thai hay hút thai an toàn hơn?
-
Uống thuốc phá thai an toàn nhất là khi nào?
-
Phá thai bằng thuốc có gây ra vô sinh không?
-
Top 10 địa chỉ phá thai ở đâu an toàn nhất không đau tại Hà Nội
-
Nạo phá thai là gì? Có đau không? Hết bao nhiêu tiền?
-
Chi phí phá thai an toàn hết bao nhiêu tiền cho 1 lần 2023
-
Biểu hiện phá thai bằng thuốc thành công là có ra máu cục
-
Chi phí khám nam khoa hết bao nhiêu tiền? Giá 320.000 VNĐ ở Hà Nội
-
Tư vấn các bệnh xã hội và chi phí xét nghiệm bệnh xã hội
-
Top 11 phòng khám nam khoa uy tín ở đâu tốt nhất Hà Nội 2023
-
Danh sách 20 website phòng khám đa khoa Hà Nội uy tín bệnh viện tốt nhất
-
Cách nhìn biểu hiện nổi mụn ở vùng kín để biết là bị bệnh gì
-
Top 10 Địa chỉ chữa hôi nách ở đâu Hà Nội tốt nhất hiệu quả nhanh
-
10 bệnh phụ khoa và các biểu hiện viêm nhiễm để nhận biết
-
Bác Sĩ Khám Phụ Khoa, Sản Phụ Khoa Giỏi Ở Hà Nội