[Đi Cầu Ra Máu] Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Khám ở đâu?

  • 28-09-2022 10:09 AM

Đi cầu ra máu hay đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa đi ngoài ra máu như thế nào là vấn đề rất quan trọng. Vì tình trạng đi ngoài ra máu có thể gặp phải ở tất cả mọi người, mọi độ tuổi, mọi giới tính.

Khi đã bị tình trạng đi cầu ra máu kéo dài, hãy đến bác sĩ thăm khám và khắc phục ngay dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng. Hiện tượng này kéo dài không xử lý sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc.

Do đó, việc tìm hiểu thông tin về đi cầu ra máu là bệnh gì, nguyên nhân và cách trị đi cầu ra máu là hết sức cần thiết.

hiện tượng đi ngoài ra máu

Hiện tượng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu (đi cầu ra máu) là hiện tượng chảy máu ở hậu môn khi đi vệ sinh. Lượng máu chảy ra tùy thuộc vào mức độ và tình trạng.

Đại tiện ra máu thường có một số biểu hiện đi kèm là hậu môn đau rát, ngứa, máu chảy dính ở phân…

Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, viêm nhiễm hậu môn, mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm tới sức khỏe.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi

Táo bón

Táo bón là trạng thái đi ngoài phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi ngoài lâu hoặc nhiều ngày mới đi ngoài.

táo bón nguyên nhân đi ngoài ra máu

Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay von cục.

Muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, đau rát hậu môn, khi đại tiện rồi mà vẫn có cảm giác vẫn còn phân trong ruột.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có nguyên nhân chủ yếu do táo bón. Bệnh nhân dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài khiến hậu môn sưng tấy, dẫn đến chảy máu. Các vết nứt, rách ở niêm mạc hậu môn gây đau đớn cho người bệnh.

nứt kẽ hậu môn nguyên nhân đi ngoài ra máu

Bệnh trĩ

Đi cầu ra máu là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu tại hậu môn. Ở cấp độ nhẹ của bệnh, máu dính ở phân hoặc giấy vệ sinh. Sau dần máu có thể chảy thành tia hoặc giọt ở cấp độ nặng.

bệnh trĩ nguyên nhân đi ngoài ra máu

Polyp đại tràng, trực tràng

Bệnh xuất hiện các khối u lành tính và có biểu hiện đại tiện ra máu, máu có màu đỏ tươi lẫn theo phân, không đau. Nhiều người không hề biết mình bị polyp trực tràng nên chủ quan không để ý.

polyp trực tràng nguyên nhân đi ngoài ra máu

Ung thư trực tràng

Triệu chứng điển hình của bệnh là đại tiện ra máu, máu đen hoặc tươi, lẫn trong phân. Giai đoạn cuối của bệnh, trực tràng có dấu hiệu sa xuống, táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể suy nhược, xanh xao.

ung thư trực tràng nguyên nhân đi ngoài ra máu

Biến chứng nguy hiểm khi bị đi ngoài ra máu kéo dài

Thiếu máu trầm trọng

Đặc biệt là trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, máu chảy thành giọt, thành tia sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt nguy hiểm với những người có làm việc trên cao và khi tham gia giao thông.

Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu làm suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc làm thai chết lưu.

Suy giảm sức đề kháng

Suy giảm sức đề kháng khiến dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, có thể là các căn bệnh xã hội như: bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai,…

Suy giảm khả năng sinh lý

Vì các trường hợp người bệnh bị đi ỉa ra máu tươi kèm theo cảm giác ngứa rát, đau đớn hậu môn.

Đau rát mỗi khi quan hệ tình dục sẽ khiến rơi vào tình trạng "sợ" các "cuộc yêu", lảng tránh bạn tình từ đó chất lượng bị suy giảm, hạnh phúc gia đình bị đe dọa.

khả năng sinh lý suy giảm do đi ngoài ra máu

Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Do luôn có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, bất an thường trực ở hậu môn khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm.

Tác hại khác

Ra máu do táo bón, do bệnh trĩ không được chữa trị sẽ biến chứng gây nhiễm trùng máu, hoại tử thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Cách chữa khi bị đi ngoài ra máu tươi

Khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu, người bệnh cần nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám, kiểm tra cụ thể. Tùy vào nguyên nhân và mức độ, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

  • Nếu hiện tượng đi cầu ra máu ở mức nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau có tác dụng tiêu viêm và làm giảm các triệu chứng.
  • Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc ngoài về điều trị vì dễ khiến bệnh trở nặng và gây khó khăn khi chữa trị.
  • Ở trường hợp nặng, các triệu chứng không thuyên giảm mà diễn biến nặng hơn, cần áp dụng phương pháp ngoại khoa sử dụng công nghệ hiện đại nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng cần chú ý ăn nhiều thức ăn có tính nhuận tràng, rau củ quả tươi, uống nhiều nước, đi đại tiện đúng giờ, vận động, nghỉ ngơi hợp lý để việc điều trị có hiệu quả.

cách chữa đi ngoài ra máu

Lời khuyên của các chuyên gia

Chúng ta có thể tự phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu bằng cách thực hiện những biện pháp sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng như rau dền, rau súp lơ, rau lang, rau diếp cá, rau mồng tơi, bưởi, chuối, đu đủ, cam, khoai lang…
  • Uống đủ nước. Nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đào thải các độc tố ra bên ngoài và giúp làm mềm phân, việc đi đại tiện cũng được dễ dàng hơn. Ngoài nước lọc có thể uống nước ép từ rau, củ quả.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, bia, rượu và các chất kích thích.
  • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ. Không nên đọc báo, chơi game trong lúc đi đại tiện. Tránh nhịn đại tiện.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch.
  • Rèn luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe.
  • Trong giờ làm việc nên đi lại, thư giãn 10 – 15 phút.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, có khoa học.

Khi gặp phải hiện tượng đi cầu ra máu, bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám, kiểm tra để điều trị cụ thể. Đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để việc điều trị có hiệu quả. Đi ngoài ra máu sẽ phòng tránh được bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.