Thành phần, tác dụng và những ảnh hưởng của Mồ Hôi tới cơ thể

  • 10-08-2024 08:06 AM

Thành phần, tác dụng và những ảnh hưởng của Mồ Hôi tới cơ thể

Mồ hôi toát ra chính là cách cơ thể tự làm mát khi vận động quá nhiều hoặc khi hoạt động thần kinh căng thẳng. Mồ hôi là một thành phần quan trọng của cơ thể con người, có rất nhiều ảnh hưởng và tác dụng.

Tuy nhiên, với một số ít trường hợp bất thường thì khi mồ hôi ra quá nhiều hoặc có khi không ra mồ hôi lại là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe mà bạn cần chú ý.

Mồ hôi là gì?

Mồ hôi chính là hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể, bị cơ thể đào thải ra bên ngoài để làm giảm nhiệt lượng. Mồ hôi sẽ toát ra khi bạn bị sốt, khi chơi thể thao, làm việc nặng nhọc hoặc khi ăn đồ ăn cay, nóng.

Mồ hôi chủ yếu là nước và muối cùng một lượng nhỏ chất thải được tiết ra qua những tuyến mồ hôi nhỏ li ti trên bề mặt da. Khi mồ hôi thoát ra trên bề mặt da và bốc hơi sẽ có tác dụng làm mát cơ thể.

Theo nghiên cứu, một người trung bình có khoảng 2,6 triệu tuyến mồ hôi trên da và được phân bố trong toàn bộ cơ thể, ngoại trừ môi và núm vú.

Tuyến mồ hôi thường nằm ở lớp hạ bì của da cùng với một số thành phần khác như dây thần kinh, nang tóc.

Các tuyến này bao gồm một ống dẫn dài, một phần cuộn lại và rỗng. Các phần cuộn ở lớp hạ bì là nơi mồ hôi được sản xuất và phần ống dài chính là đường nối với các lỗ mồ hôi trên bề mặt của da.

Tế bào thần kinh từ hệ thống thần kinh sẽ giao cảm kết nối với các tuyến mồ hôi.

Thành phần của mồ hôi

  • Nước chiếm phần lớn 98 – 99 %.
  • Chất hữu cơ chiếm khoảng 0,6%.
  • Muối là 0,5%.
  • Còn lại là sunfat và phôtphat.

tác dụng và ảnh hưởng của mồ hôi

Tác dụng và ảnh hưởng của mồ hôi

Dưới đây là những tác dụng không ngờ của mồ hôi mà mọi người cần biết:

Làm mát cho cơ thể

Chức năng chính của mồ hôi là làm mát cho cơ thể. Ra mồ hôi là cơ chế điều hòa nhiệt độ tốt nhất của cơ thể, là quá trình làm mát tự nhiên.

Khi thân nhiệt tăng lên, cơ thể sẽ tự tiết mồ hôi qua bề mặt da.

Tốt cho da

Mồ hôi còn có tác dụng làm đẹp da bởi trong mồ hôi có chứa một lượng nhỏ chất kháng sinh có thể chống lại một số vi khuẩn có hại trên da.

Mồ hôi giúp thông các lỗ chân lông, từ đó giúp chúng ta có một làn da hồng hào và mịn màng hơn.

Khi mồ hôi ra nhiều sẽ làm chậm quá trình lão hóa và giảm những tác động làm tổn thương da.

Đào thải chất độc hại

Ra mồ hôi giúp cơ thể tăng khả năng lưu thông và trao đổi chất.

Giúp bài tiết, thanh lọc các chất độc tích tụ trong cơ thể

Chống nhiễm trùng

Theo các nhà khoa học, mồ hôi đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại các vi khuẩn và nấm có khả năng gây nguy hiểm trên da bởi trong mồ hôi có chứa chất có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm.

Tăng cường hệ miễn dịch

Khi cơ thể thoát ra mồ hôi cơn sốt sẽ hạ xuống.

Đổ mồ hôi khi tập luyện giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi.

Chính việc thoát mồ hôi đã kích thích hoạt động trao đổi chất và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Giúp giảm cân

Công dụng này thật đối đối với những người muốn giảm cân do khi cơ thể toát mồ hôi, mỡ sẽ bão hòa với nước và thoát ra khỏi cơ thể.

Đặc biệt, thoát nhiều mồ hôi có thể tiêu hủy 300 calo mỗi tiếng đồng hồ.

Giảm đau

Khi mồ hôi chảy ra sẽ làm giãn các mạch máu, từ đó làm dịu cơn đau và đẩy nhanh quá trình làm lành sự bong gân, chứng viêm túi thanh mạc và đau khớp.

Điều gì xảy ra nếu cơ thể không ra mồ hôi

Điều gì xảy ra nếu cơ thể không ra mồ hôi?

Khi hệ thống tự làm mát của cơ thể gặp trục trặc và không duy trì được nhiệt độ ổn định cho cơ thể thì đó thực sự là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe:

Nếu mồ hôi không tiết ra, các chất độc tích tụ trong lỗ chân lông mỗi ngày sẽ trụ lại khiến da nổi nhiều mụn, có thể phát ban và nhiễm trùng da.

Bạn bị say nắng nếu cơ thể không thoát mồ hôi. Vì nhiệt độ cơ thể tăng cao do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh lý sẽ làm căng thẳng thần kinh, khó thở.

Dễ bị nhiễm bệnh

Các mầm bệnh trong cơ thể không được loại bỏ sẽ tích tụ nhiều dần, khiến cơ thể bị suy yếu do sức đề kháng suy giảm.

Nhiễm trùng da

Các chất bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da không bị loại bỏ sẽ khiến da dễ bị nhiễm trùng và tạo nên mụn nhọt.

Gây sỏi thận

Nếu không ra mồ hôi, lượng muối và canxi sẽ tích tụ trong cơ thể và hình thành nên sỏi thận.

Cần nhiều thuốc giảm đau hơn

Vì lớp da mỏng bị khô ráp, rất dễ bị kích ứng. Khi bị tổn thương dù là nhẹ vẫn cần phải dùng thuốc để giảm cơn đau.

Lâu lành vết thương

Do tuyến mồ hôi chứa các tế bào gốc giúp chữa lành vết thương nên khi không ra mồ hôi sẽ khiến vết thương rất lâu mới có thể tự lành hoặc thậm chí là không tự lành được.

ra nhiều mồ hôi là biểu hiện bệnh gì

Còn khi ra quá nhiều mồ hôi là biểu hiện bệnh gì?

Nếu bạn ra nhiều mồ hôi khi không hoạt động bình thường hoặc chảy nhiều mồ hôi khi thời tiết mới chỉ bắt đầu nắng nóng thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo:

Chứng tăng tiết mồ hôi

Nguyên nhân gây ra là do hệ thần kinh giao cảm hoạt động quá mức khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt bị sai lệch và làm cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn.

Đặc biệt, tăng tiết mồ hôi còn dẫn đến mùi mồ hôi nách, lòng bàn tay và chân… phổ biến ở cả nam và nữ. Tuy không nguy hiểm nhưng gây phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Có rất nhiều bạn gặp phải tình trạng mồ hôi nách nên ngại giao tiếp, nhất là đối với người khác phái.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên hệ thần kinh và làm rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể.

Đa số trường hợp mồ hôi ra rất nhiều ở phần thân trên của cơ thể.

Hạ đường huyết

Thường gặp ở những người bị tiểu đường mạn tính và những người thường xuyên bỏ bữa ăn.

Cơ thể sẽ đổ mồ hôi liên tục và kèm theo hoa mắt, chóng mặt, tim đập loạn, tay run, nặng hơn có thể bị ngất và hôn mê.

Bệnh về tuyến giáp

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn. Người bệnh sẽ sẽ bị run tay, nhịp tim đập nhanh, hay hồi hộp, mất ngủ, lo âu, thèm ăn nhưng lại sụt cân bất thường.

Bệnh về tim mạch

Ra nhiều mồ hôi có thể là một dấu hiệu cảnh báo trước một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim.

Các triệu chứng bao gồm đau tức ngực, vã mồ hôi, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, xanh xao.

Bệnh lao

Nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm cùng các triệu chứng như sốt, ho dai dẳng, ớn lạnh, chán ăn, sụt cân thì rất có thể đây là bị bệnh lao.

Các bệnh ung thư

Cơ thể bỗng dưng đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư tiềm ẩn.

Bạn nên cảnh giác với 3 loại ung thư:

  • Ung thư máu thể lymphoma – đây là một loại ung thư bạch cầu ác tính
  • U lympho không hodgkin
  • U tế bào ưa crom.

Ngoài đổ mồ hôi thì cơ thể còn có các biểu hiện như sút cân, hay nhiễm trùng, mệt mỏi, sốt, dễ bị bầm tím da hoặc chảy máu, khó thở.

Tốt nhất, nếu ra mồ hôi quá nhiều kèm theo các triệu chứng lạ thì bạn nên nhanh chóng đi bệnh viện thăm khám, không nên chủ quan. Khám càng sớm thì càng phát hiện nhanh và chữa trị dễ dàng.

Có thể nói, mồ hôi vô cùng hữu ích đối với cơ thể con người. Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh với một sức đề kháng mạnh mẽ, hãy thường xuyên vận động để giúp cơ thể thoát ra mồ hôi.