Những dấu hiệu để biết ai đã bị nhiễm sán dây lợn

  • 10-08-2024 08:06 AM

sán dây ký sinh ở người

Sán dây ký sinh ở người dưới hai hình thức là sán trưởng thành và ấu trùng. Sán dây là một loài ký sinh trùng, tồn tại ở những nơi gia súc và người vệ sinh kém, phân thải được xử lý không đúng cách, chương trình kiểm dịch thịt không đảm bảo, hoặc ăn thịt khi nấu chưa chín kỹ.

Đó là lý do mà nhiều người thích ăn đồ tái, đồ ăn chưa chín hẳn khiến họ có nguy cơ nhiễm sán dây cao hơn. Khi phát triển trong cơ thể người, sán dây sẽ gây ra những dấu hiệu sau:

Có sán trong phân

Khi đi đại tiện, bạn có thể thấy sán ở phân thải, đây là ấu trùng của sán trong phân. Ngoài ra, bạn cũng nhận thấy cảm giác chuyển động của chúng ở khu vực hậu môn gây ngứa ngáy, khó chịu.

Thiếu máu

Nếu bạn gặp phải hiện tượng thiếu máu dẫn tới suy nhược cơ thể thì hãy chú ý kỹ bởi sán dây sẽ hút hết các chất dinh dưỡng như vitamin B12 khiến bạn gặp phải hiện tượng trên. Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.

Buồn nôn và không thèm ăn

Khi bạn không thấy đói, nhưng sán dây khiến bạn bị kích ứng ruột và rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất vị giác ở miệng. Trường hợp nặng, sán dây còn gây ói mửa hoặc tiêu chảy.

Bạch cầu tăng

Tăng bạch cầu ái toan – là những bạch cầu chống lại các loại ký sinh trùng trong cơ thể. Dấu hiệu này chỉ được phát hiện khi thực hiện xét nghiệm máu, từ đó cho thấy bạn có bị nhiễm sán dây không.

Tổn thương gan

Ấu trùng sán dây có thể tấn công vào gan và phát triển thành u nang. Trong trường hợp nếu phát triển, chúng sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho các bộ phận trong gan và làm suy giảm chức năng gan.

Tắc đường ruột

Sán dây có thể gây ra các vấn đề trong hệ thống tiêu hóa như tắc nghẽn đường ruột, tắc ống dẫn mật hoặc tắc ống tuyến tụy. Khi đó, bilirubin sẽ tích tụ lại trong máu và gây ra vấn đề vàng da hoặc viêm tụy.

Sụt cân nhanh

Khi bạn ăn uống rất đầy đủ nhưng nhận thấy mình sụt cân không rõ nguyên nhân. Sán dây có thể phát triển dài tới vài mét, khiến cơ thể mất đi các chất dinh dưỡng khi chúng phát triển.

Mệt mỏi, ểu oải

Khi tồn tại trong cơ thể, sán dây sẽ hấp thu chất dinh dưỡng để tự nuôi sống chúng. Đồng thời hệ miễn dịch cũng tham gia vào cuộc chiến chống sán dây nên mất đi rất nhiều năng lượng. Khiến bạn thường xuyên thấy mệt mỏi, kiệt sức, dễ bị ốm vặt.

Đau bụng

Dấu hiệu đau bụng, đau nhói kéo dài khả năng cao là do nhiễm ký sinh trùng, cần tiến hành xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm phân để xác định chính xác nguyên nhân.

Co giật

Một số loại sán dây có thể di chuyển ra ngoài hệ tiêu hóa và có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt là mắt và não. Khi sán đi lên não, chúng sẽ gây ra những cơn đau đầu liên tục, tiếp đến là co giật mạnh.

thịt lợn bị nhiễm sán dây

Biến chứng nguy hiểm do bị nhiễm sán:

  • Khi ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh sẽ khiến mắc sán dây lợn ở não, gây nhiễm trùng não nghiêm trọng và bị lên cơn động kinh.
  • Nếu sán làm tổ ở mắt sẽ khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt, nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, bị mù.
  • Khi sán chạy vào não sẽ gây nhức đầu, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, suy giảm trí nhớ.
  • Sán làm ổ trong tim gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim, dẫn đến suy tim.

Sán dây có thể dài từ 4 – 12 m, thân có trên 1.000 đốt, có thể sống trong cơ thể con người từ 50 - 70 năm.

"Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt…

Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày…"

Phòng tránh bệnh sán dây và các ấu trùng sán lợn, mọi người cần chú ý:

  • Lựa chọn loại thực phẩm được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cần nấu chín kỹ các loại thực phẩm trước khi ăn.
  • Không ăn các loại tiết canh sống, thịt tái, nem chua sống.
  • Khi đang có dịch lây lan hãy sử dụng thực phẩm khác để thay thế.
  • Cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
  • Tăng cường vệ sinh môi trường, khu vực nơi ở sạch sẽ.
  • Quản lý chất thải chặt chẽ, nên sử dụng hố tiêu tự hoại.
  • Khi nhận thấy mình có dấu hiệu nhiễm sán dây cần báo ngay cho nhân viên y tế để được điều trị kịp thời.