Các Loại Mụn Cóc: Điều Trị Và Nguyên Nhân bị

  • 14-09-2022 09:25 AM

Các loại mụn cóc là do virus trong họ Human papilloma virus (HPV) gây ra. Xuất hiện của mụn cóc phụ thuộc vào vị trí lây nhiễm virus trên da. Mụn cóc Palmar xuất hiện trên tay, mụn cóc Plantar ảnh hưởng đến bàn chân.

Mụn cóc là một sự tăng trưởng của các u nhú nhỏ với kết cấu thô và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nhìn trông giống như một đám hoa súp lơ nhỏ.

Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ bị mụn cóc cao hơn người lớn. Điều này là do hệ thống miễn dịch của người lớn có khả năng ngăn chặn sự phát triển mục cóc theo thời gian tốt hơn.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu, sức khỏe kém sẽ có nhiều khả năng bị mụn cóc hơn.

các loại mụn cóc: điều trị và nguyên nhân bị

Thông tin chung về mụn cóc

Mụn cóc thông thường có bề mặt cứng, nổi, sần sùi và có thể xuất hiện giống như súp lơ. Mụn cóc có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên da, nhưng chúng phổ biến nhất ở đốt ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, đầu gối và bất kỳ khu vực nào có da bị tổn thương.

  • Mụn cóc thông thường là các khối u nhỏ lành tính (các u mụn) có bề mặt sần sùi, màu vàng, đôi khi có màu sẫm (nâu hoặc xám đen), có kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Các nốt mụn cóc thường mọc ở tay, chân. Có một vài chủng virus gây ra mụn cóc trên, trong và xung quanh bộ phận sinh dục của bạn.
  • Ở phụ nữ, những mụn cóc này có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung , một căn bệnh có thể gây tử vong.
  • Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị mụn cóc sinh dục hoặc nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với chúng, bạn nên đi khám Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn.

Các loại mụn cóc

Mụn cóc thông thường

  • Có hình dạng như những cục sẩn nhô trên da, bề mặt sần sùi, có kích thước từ 2mm đến vài chục mm, có màu xám.
  • Thường xuất hiện ở trên ngón tay, lòng bàn chân, dưới móng chân và ở bất kỳ khu vực nào có da bị xước.

Mụn cóc chân (mụn cóc Plantar)

  • Loại mụn cóc này chủ yếu mọc ở bàn chân, các nốt mụn có thể mọc thành cụm, có thể có chấm đen.
  • Sẽ thường thấy đau khi đi bộ do mụn phát triển vào bên trong.

Mục cóc phẳng (Plane warts)

Các nốt sẩn nhỏ hơi nhô cao trên mặt da, bề mặt mịn, bằng phẳng, kích thước 1 – 5mm, màu hồng da, mọc ở mặt, cánh tay, lưng bàn tay, cổ.

Mụn cóc Filiform

Có hình dạng dài và mỏng. Phát triển quanh miệng, mắt và mũi, đôi khi ở trên cổ hoặc dưới cằm, có màu da.

Mụn cóc Mosaic

Các mụn cóc mọc thành chùm ở lòng bàn chân, gót chân của người bệnh.

Mụn cóc sinh dục

  • Hay còn gọi là bệnh sùi mào gà, nguyên nhân là do lây nhiễm virus qua đường tình dục.
  • Các nốt mụn có dạng như hình mào gà, do một số chủng HPV gây ra mụn cóc sinh dục trên, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

Những ai dễ bị?

  • Những người mắc bệnh da mạn tính, chẳng hạn như bệnh chàm, vẩy nến
  • Những người có hệ miễn dịch kém, như nhiễm HIV hoặc đang dùng thuốc sinh học
  • Những người có thói quen cắn móng tay
  • Trẻ em và thanh niên vì hệ thống miễn dịch chưa được xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại nhiều loại virus.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

  • Xuất hiện mụn cóc ở các bộ phận trên cơ thể như miệng, lỗ mũi, bộ phận sinh dục
  • Có dấu hiệu chảy máu, nhiễm trùng, mưng mủ hoặc bong vảy.
  • Các nốt mụn phát triển với số lượng lớn và kích thước lớn kèm màu sắc lạ.
  • Việc điều trị không có hiệu quả, bệnh tái phát trở lại.

Điều trị mụn cóc

Một phần ba trẻ em được ước tính có mụn cóc, nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 50% trong số này biến mất trong vòng một năm và 70% đã biến mất sau 2 năm.

Tuy nhiên, nếu chúng không biến mất, hoặc nếu mụn cóc gây lo ngại, thì cần có sự hỗ trợ của bên y tế.

Kiểm tra mụn cóc, sẽ hỏi về tiền sử gia đình và lấy một số mô để xét nghiệm. Tất cả các phương pháp điều trị mụn cóc để gây kích ứng da và lấy các tế bào chống nhiễm trùng của cơ thể để loại bỏ mụn cóc.

Những phương pháp điều trị có sẵn:

Liệu pháp quang động dao LEEP

  • Kích thích một lượng oxy lớn chiếu lên tổ chức virus nhằm loại bỏ bên trong và phá hủy các khối u nhú sùi mào gà trên bề mặt da.
  • Ánh sáng đỏ có hiệu quả loại bỏ mô bệnh và tăng tốc độ tái tổ chức mô mới không mang virus một cách tối ưu.

Sử dụng acid salicylic

  • Thuốc có tác dụng phá hủy, bong tróc các tế bào sừng cùng virus ở mụn cóc. Phương pháp này cần nhiều thời gian mới có thể khiến các nốt mụn biến mất. Tỷ lệ khỏi bệnh của phương pháp này là 70 – 80%.
  • Điều quan trọng là phải bảo vệ da xung quanh mụn cóc trước khi áp dụng phương pháp điều trị này vì axit salicylic có thể phá hủy làn da khỏe mạnh. Không áp dụng cho mặt.

Đốt điện

  • Phương pháp này áp dụng cho trường hợp mụn cóc dưới 1cm và mụn mọc ở các vị trí khó tiểu phẫu như kẽ ngón tay, chân. Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện để đốt mụn cóc.
  • Thời gian thực hiện nhanh gọn, đơn giản. Tuy nhiên, thời gian lành vết thương lâu, phải chú ý chăm sóc vết thương vì rất dễ bị nhiễm trùng.

Phương pháp áp lạnh

  • Sử dụng một loại chất lỏng lạnh, thường là nito bôi lên nốt mụn để phá hủy chúng.
  • Phương pháp này có thể gây ra các đốm đen ở những người có làn da tối.

Tiểu phẫu

  • Áp dụng cho trường hợp mụn có kích thước dưới 2cm và ở vị trí bằng phẳng như lòng bàn chân, cạnh bàn chân, gót chân…
  • Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để làm tê mụn cóc, sau đó sử dụng tiểu phẫu để loại bỏ mụn cóc ra khỏi da.

Sử dụng băng keo

Dùng một miếng băng keo che mụn cóc lại trong vài ngày. Nên ngâm mụn cóc dưới nước khoảng 5 phút, sau đó chà xát lên khu vực này để loại bỏ phần tế bào chết.

Tiêm bleomycin

Tiêm bleomycin vào mụn cóc để loại bỏ virus, ngăn chặn sự lây lan của các tế bào bị nhiễm bệnh. Bleomycin cũng có thể dùng để trị ung thư.

Nguyên nhân bị

Thủ phạm chính là Human Papilloma Virus (HPV). Loại virus này có hơn 150 loại và chỉ có một vài chủng virus gây ra mụn cóc sinh dục ở nam giới và nữ giới.

  • Những vết xước nhỏ trên da có thể tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây nên mụn cóc.
  • Virus gây mụn cóc có thể lây lan qua việc da tiếp xúc với da và lây lan qua việc sử dụng chung đồ.
  • Virus có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể qua việc gãi, cạo lông.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh, hoặc bị các bệnh da mạn tính.
  • Việc phát hiện mụn cóc sinh dục khá khó vì chúng thường mất vài tháng kể từ khi bị lây nhiễm.

Mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục hay là bệnh sùi mào gà là bệnh xuất hiện các nốt mụn nhỏ, đường kính từ 1 – 2mm, màu hồng, mềm và nhô hẳn lên bề mặt da, không đau, hơi ngứa, các nốt mụn thường mọc rải rác.

Mụn cóc sinh dục xuất hiện đầu tiên ở vùng da bị nhiễm virus, niêm mạc đường sinh dục bao gồm âm hộ, âm đạo, dương vật, bao quy đầu, miệng, các mép trong bộ phận sinh dục, đôi khi mọc ở quanh hậu môn.

  • Lây lan nhiều nhất là do quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm qua vết thương hở trên da, lây truyền từ mẹ sang con.
  • Mục cóc sinh dục gây ngứa ngáy, khó chịu. Ở nam giới gây tắc ống dẫn tinh, nữ giới có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung dẫn đến khó thụ thai, gây vô sinh hiếm muộn.
  • Mụn cóc sinh dục ở phụ nữ khi sinh thường sẽ dễ bị lây nhiễm, ảnh hưởng tới tính mạng và sự phát triển của bé.
  • Khi đi khám tùy vào tình trạng bệnh ở hiện tại mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Lưu ý là bệnh có nguy cơ cao tái phát sau khi chữa trị nếu vẫn tiếp tục quan hệ với người bị mụn cóc sinh dục. Vì vậy phải điều trị cùng lúc cho cả bạn tình.

Phòng ngừa mụn cóc

  • Tiêm vacxin phòng ngừa virus HPV cho nam và nữ ở độ tuổi 9 – 26.
  • Có đồ dùng cá nhân riêng là dụng cụ cắt móng tay, bàn chải đánh răng, que lấy ráy tai, dao cạo.
  • Ở những khu vực vệ sinh công cộng nên mang dép, găng tay riêng.
  • Bỏ ngay thói quen xấu cắn móng tay vì đây là khu vực có rất nhiều vi khuẩn.
  • Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng. Nên sử dụng bao cao su để giúp ngăn ngừa virus và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Nếu nghi ngờ có tiếp xúc với mụn cóc thì nên rửa tay sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn và đi khám ngay.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với vùng da của người bị bệnh.

Mụn cóc làm mất thẩm mỹ, gây ra khó chịu trên cơ thể và tâm lý bất an, một số rất ít trường hợp có thể tự biến mất và điều trị là cách xử lý để loại bỏ các nốt mụn này an toàn.

Tham khảo: