Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

  • 18-02-2023 11:16 AM

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng bệnh giang mai trông như thế nào và cách chữa bệnh giang mai có chữa khỏi không? Làm thế nào để biết bị giang mai? Biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra là gì? Bệnh giang mai ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ? Có tái phát không?

Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến bệnh giang mai vì từ rất lâu đây đã là một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm rất cao. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, nguy hiểm đe đọa đến tính mạng... vì vậy phải chủ động trong việc phát hiện, phòng tránh và điều trị bệnh nếu nghi ngờ mắc phải.

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai (tên tiếng anh là syphilis) còn gọi là bệnh giang mai, là một bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục – Sexually transmitted diseases (STDs) do vi khuẩn xoắn Treponema phân loài pallidum gây ra.

  • Xoắn khuẩn giang mai có hình dạng xoắn lò xo và thông thường mỗi vi khuẩn sẽ có 10 vòng xoắn sát vào nhau, có thể chuyển động được vì rất mềm mại, kích thước của vi khuẩn trung bình là 0,1 x 0,2 micromet. Chỉ có thể thấy hình thể của vi khuẩn giang mai qua kính hiển vi nền đen vì rất khó bắt màu, hoặc phải nhuộm Giemsa hoặc nhuộm tím metyl, nhuộm Fontana-Tribondeau.
  • Xoắn khuẩn giang mai sản sinh bằng cách chia đôi theo chiều ngang với tốc độ khoảng 30 giờ/1 lần. Xoắn khuẩn giang mai không có vỏ nên có sức đề kháng rất yếu và dễ bị chết khi ra ngoài môi trường nóng và hanh, thuốc sát trùng, xà phòng. Nhưng xoắn khuẩn chịu lạnh tốt nên sẽ sống được nhiều năm.

Bệnh giang mai được chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn thứ hai, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm nhất là giang mai thần kinh, tim mạch và củ giang mai.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Giang mai lây trực tiếp với mụn giang mai trong lúc quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng. Săng giang mai có thể mọc trên dương vật, âm đạo, hậu môn, trong trực tràng, hay trên môi và trong miệng.

  • Vi khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do vậy, khi bạn vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng bị lây nhiễm bệnh.
  • Giang mai còn lây truyền qua đường máu qua các hình thức liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu, những việc này đều có thể làm cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Đặc biệt, người mẹ nếu bị nhiễm giang mai cũng có thể truyền sang cho con trong khi mang thai hoặc khi sinh, dẫn đến bệnh giang mai bẩm sinh ở bé.

Một điều cần lưu ý là bệnh giang mai lây nhiễm mạnh nhất trong thời kỳ ủ bệnh, giai đoạn 1, 2 và giai đoạn tiềm ẩn. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh không còn khả năng lây nhiễm cho người xung quanh nữa.

Giang mai được ví như một “kẻ bắt chước tuyệt vời” bởi nó có quá nhiều các triệu chứng khả quan, giống như những triệu chứng của các bệnh khác.

Bị bệnh giang mai trông như thế nào?

  • Các vết loét

Người bệnh sẽ thấy xuất hiện những vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục mỏng, có màu hồng hoặc đỏ trên cơ thể. Phần lớn chúng ít gây ngứa, ít đau và không chảy mủ. Đáy vết loét thường cứng, thâm. Hạch nổi ở hai bên bẹn cứng.

Ở nam giới, các vết loét này sẽ có ở bộ phận sinh dục như quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu, bìu, lỗ sáo, bên trong và ngoài lỗ hậu môn, bên trong khoang miệng, môi và lưỡi.

Đối với nữ giới, các triệu chứng thường kín đáo, âm thầm, rất khó để nhận biết. Chủ yếu các vết loét này xuất hiện ở âm đạo, môi bé, môi lớn, cổ tử cung, trong và ngoài hậu môn, lưỡi, miệng và môi.

  • Sốt

Ở giai đoạn thứ hai của bệnh, bệnh nhân có thể bị sốt, loét họng, thậm chí là sưng hạch. Các triệu chứng có thể bắt đầu bằng mệt mỏi và khó chịu kéo dài.

  • Rụng tóc

Một số trường hợp có thể bị rụng tóc, không chỉ là rụng tóc ở trên đầu mà đôi khi còn có thể rụng lông mi và lông mày.

  • Chán ăn

Khi bệnh tiến triển ở giai đoạn hai, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, thờ ơ với thực phẩm dẫn đến sút cân nghiêm trọng.

  • Thần kinh

Khi vi khuẩn nhiễm vào hệ thần kinh, não, làm suy giảm thị lực và không kiểm soát được ý thức. Các triệu chứng khác gồm suy giảm trí nhớ, khó nói và run.

  • Rối loạn tim mạch

Vi khuẩn giang mai cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch, nó có thể gây đau tim do hẹp mạch máu và viêm động mạch. Điều này xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh và có thể xuất hiện 10 - 25 năm nếu không được điều trị sau khi bị nhiễm.

Khi bị bệnh giang mai, các triệu chứng có thể thay đổi hoặc bị ẩn đi khiến người bệnh không biết mình đã bị bệnh. Để biết chính xác mình có bị giang mai hay không, bạn cần đi xét nghiệm giang mai vdrl và thử máu.

Bệnh giang mai ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

  • Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị nhiễm giang mai có thể gây nhiễm trùng cho thai nhi. Mẹ có thể sinh non do xoắn khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể bé, hoặc thai bị chết.
  • Xoắn khuẩn giang mai gây viêm nhiễm các động mạch nhỏ trong nhau thai khiến tổ chức này bị hoại tử và ngăn chặn các dưỡng chất được hấp thụ vào nhau thai và gây sảy thai.
  • Đối với thai phụ khi bị giang mai, nhiễm trùng thường nặng hơn khi sắp sinh con, có thể khiến thai nhi bị chết trước hoặc ngay sau khi ra đời.
  • Một số vấn đề mà bé gặp phải khi bị giang mai bẩm sinh là viêm giác mạc, viêm thần kinh thị giác, viêm màng não, u não.

Để bảo vệ em bé, nên kiểm tra giang mai ít nhất một lần trong thời kỳ thai nghén và điều trị ngay nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

Biến chứng do giang mai gây ra

Biến chứng của bệnh giang mai khá phổ biến và hầu như xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể như mắt, họng, thanh quản, cột sống, khớp, cơ và các cơ quan nội tạng như ruột non, dạ dày.

  • Bệnh giang mai gây rối loạn chức năng co thắt

Bệnh giang mai khi biến chứng gây tổn thương các đốt sống lưng thứ 2-4, ảnh hưởng đến cảm giác, sự co thắt ở bàng quang. Người bệnh sẽ cảm thấy buồn tiểu mà không có nước tiểu, gây bí tiểu và tiểu không kiểm soát.

  • Bệnh giang mai gây biến chứng ở mắt

Theo thống kê, có tới 90% người mắc bệnh giang mai bị dị thường ở đồng tử mắt, khiến đồng tử nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ ánh sáng, nhưng vẫn tồn tại phản xạ điều tiết.

  • Bệnh giang mai gây chứng bệnh về khớp

Có một số người bệnh khi bị giang mai có vấn đề về khớp, viêm khớp chủ yếu ở hông, đầu gối và mắt cá chân, thậm chí là đốt sống lưng và chi trên. Các cấu trúc xương có thể bị tổn hại do các khớp bị tổn thương.

  • Bệnh giang mai gây nguy hiểm ở nội tạng

Giang mai còn có thể ảnh hưởng đến nội tạng cùng với các triệu chứng ở dạ dày như đau đột ngột ở phần bụng trên, có thể đau rộng đến phần ngực, lồng ngực có cảm giác co thắt, buồn nôn.

Sau khi phát bệnh, người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng đi kèm đau bụng, đi ngoài. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt, hô hấp khó khăn, trực tràng mót buốt, khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu.

Ai có nguy cơ bị giang mai nhiều hơn?

  • Những người thực hiện quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn, đường âm đạo hoặc đường miệng.
  • Những người thực hiện truyền máu và sử dụng chung bơm kim tiêm.
  • Những người sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai từ người bệnh.
  • Em bé cũng có thể bị nhiễm giang mai nếu mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai.
  • Nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, theo một báo cáo ở Mỹ, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều gặp ở những người đàn ông đồng tính.

Làm cách nào để giảm nguy cơ bị bệnh giang mai?

Để giảm nguy cơ bị bệnh giang mai, bạn nên chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sạch sẽ bằng việc sử dụng bao cao su khi quan hệ. Khi quan hệ bằng đường miệng nên sử dụng tấm bảo vệ miệng.
  • Chỉ nên quan hệ với một bạn tình.
  • Tránh quan hệ với nhiều bạn tình. Không nên quan hệ với những bạn tình bị mắc giang mai bởi rất dễ lây nhiễm.
  • Thẳng thắn trao đổi với bác sĩ và bạn tình về tình trạng bệnh giang mai của bạn hoặc bạn đời của bạn đang mắc phải và làm xét nghiệm.
  • Nếu đang bị bệnh mà muốn có em bé thì nên tập trung điều trị bệnh trước rồi mới mang thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa một số bệnh lây qua đường tình dục.

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

Các triệu chứng bệnh giang mai ở từng giai đoạn

Như đã nói, bệnh giang mai có những triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn:

Bệnh giang mai giai đoạn đầu

Săng giang mai ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết loét hình tròn, không đau, không ngứa, có màu đỏ tại dương vật. Sau 6-8 tuần, các vết loét sẽ tự biến mất.

Bệnh giang mai giai đoạn thứ hai

  • Ở giai đoạn thứ hai, có phát ban trên da và tổn thương màng nhầy, phát ban thường ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể.
  • Xuất hiện khi các vết loét lành hoặc vài tuần sau khi vết thương đã lành.
  • Ban nổi lên giống như những đốm gồ ghề, đỏ hoặc nâu đỏ trên lòng bàn tay và dưới bàn chân.
  • Nó không gây ngứa và đôi khi mờ nhạt khiến bệnh nhân khó nhận thấy.
  • Ngoài ra, còn có triệu chứng sốt, đau họng, sưng hạch bạch tuyết, đau đầu, rụng tóc và mệt mỏi.

Các triệu chứng sau giai đoạn này sẽ biến mất cho dù không được chữa trị.

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Khoảng 3-15 năm sau giai đoạn hai bệnh mới quay trở lại. Lúc này, triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải đó là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối

Nếu không được chữa trị giang mai đúng cách, bệnh có 15% khả năng tiến triển đến giai đoạn này. Giai đoạn cuối có thể xảy ra trong vài năm, thậm chí sau 20 năm hoặc hơn kể từ khi nhiễm bệnh.

Các triệu chứng của giai đoạn cuối bao gồm khó cử động chân tay, chân, liệt, tê cứng, sa sút trí tuệ và bệnh tim. Nó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và đặc biệt là gây tử vong.

Cách chẩn đoán bệnh giang mai

Cách để biết bị mắc giang mai hay không là làm xét nghiệm bằng cách lấy mẫu máu. Đối với những phụ nữ đang mang thai thì cần được xét nghiệm dịch.

Xét nghiệm khi chưa có biểu hiện

Đối với những trường hợp mới bị nhiễm bệnh, việc xét nghiệm khá khó khăn do chưa có các triệu chứng của bệnh bởi cơ thể chưa tạo ra kháng thể, cũng như xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy ở môi trường nhân tạo.

Do vậy, các bác sĩ sẽ lấy dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo ở nam để soi trên kính hiển vi tìm ra xoắn khuẩn giang mai.

Khi có những biểu hiện thực hiện làm xét nghiệm RPR và TPHA

  • Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR nếu cho kết quả âm tính tức là người bệnh không bị giang mai. Còn ở trường hợp dương tính thì bạn đã bị nhiễm giang mai. Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm bằng TPHA.
  • Ở phương pháp xét nghiệm bằng TPHA, nếu kết quả thu được là dương tính thì khả năng bạn bị giang mai là rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn không có quan hệ mà có kết quả TPHA (+). Bạn nên thực hiện thêm xét nghiệm FTA - ABS để sàng lọc và phân biệt bệnh.

Những người có quan hệ tình dục thường xuyên cũng cần được xét nghiệm để được điều trị nhanh chóng nếu bị nhiễm bệnh.

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị

Cách chữa bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi? Có, bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị giang mai phù hợp. Để điều trị bệnh giang mai, tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ chỉ định cách chữa phù hợp:

Dùng kháng sinh điều trị giang mai

Ở giai đoạn 1 và 2: Bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc thuốc tiêm tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên, thuốc chỉ chữa khỏi vi khuẩn, còn những tổn thương vi khuẩn đã gây ra với cơ quan sinh dục sẽ không thể hồi phục được.

Để điều trị giang mai bằng kháng sinh, bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ cụ thể gọi là kháng sinh đồ giang mai.

Điều trị giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch

  • Thực hiện chẩn đoán virus giang mai bằng xét nghiệm huyết thanh miễn dịch và kiểm tra xoắn khuẩn.
  • Điều trị triệu chứng: Sử dụng các loại thuốc kết hợp với điều trị cả từ trong lẫn ngoài.
  • Điều trị xoắn khuẩn: Tiêu diệt tận gốc nguồn bệnh, khống chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai, kỹ thuật bức xạ nhiệt sóng ngắn giúp phục hồi tổ chức các tế bào.

Khi bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, chỉ còn cách ngăn chặn sự phát triển của bệnh chứ khó có thể kiểm soát được ảnh hưởng tổn thương đến các cơ quan.

Những người đang được điều trị bệnh giang mai phải tránh tiếp xúc thân mật hay quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn tình của người bị giang mai cần được kiểm tra và điều trị.

Khi có những biểu hiện của bệnh cần đến phòng khám uy tín ở Hà Nội là phòng khám đa khoa Thái Hà để khám cũng như điều trị để tránh bệnh trở nên khó điều trị và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh giang mai có tái phát không?

Bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Chỉ có thử nghiệm phòng lab mới xác định được bạn có còn bị giang mai hay không. Các bác sĩ nên thử nghiệm theo dõi để chắc chắn việc chữa trị đã hiệu quả.

Sau khi bệnh giang mai được chữa trị, bạn vẫn có thể bị giang mai trở lại nếu quan hệ tình dục với người bệnh. Tốt nhất, nên thực hiện điều trị cả cho bạn tình.

Do mụn giang mai có thể còn trong âm đạo, hậu môn và dưới bao quy đầu dương vật, hay trong miệng nên bạn không biết bạn tình bị giang mai. Trừ khi biết rõ bạn tình của mình đã thử nghiệm và được điều trị, bạn có thể bị giang mai lại từ bạn tình không được chữa trị.

Cách phòng ngừa giang mai

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh giang mai. Vì vậy, để phòng ngừa hiệu quả bạn cần thực hiện theo những biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để ngăn ngừa truyền bệnh giang mai bằng cách hạn chế tiếp xúc với các vết loét. Nên lựa chọn bao cao su loại latex hay tấm bảo vệ miệng khi quan hệ.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Chỉ quan hệ với bạn đời đã xét nghiệm giang mai cho kết quả âm tính và không bị lây nhiễm để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây bệnh và chỉ nên quan hệ với một bạn tình.
  • Không quan hệ tình dục đường miệng nếu bạn và bạn đời có những dấu hiệu của giang mai. Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh và những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, dừng quan hệ cho đến khi gặp bác sĩ.
  • Khi mang thai nếu mẹ phát hiện bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh lây nhiễm sang cho thai nhi. Khi sinh, phụ nữ mắc giang mai phải sinh con theo đường mổ để tránh lây nhiễm cho con.

Bệnh giang mai là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị