Dấu hiệu bệnh giang mai có ngứa không? có chữa được không?

  • 18-02-2023 15:37 PM

Dấu hiệu bệnh giang mai có ngứa không và khi bị bệnh giang mai có chữa được không sẽ giúp bạn hiểu tình trạng đang bị để việc chữa có hiệu quả tốt nhất.

Bị bệnh giang mai chính là do nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum, một căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm, khả năng lây truyền rất cao qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con, hay dùng chung vật dụng cá nhân có tiếp xúc với vết thương hở, niêm mạc…

Dấu hiệu bệnh giang mai có ngứa không

Vậy bị bệnh giang mai có ngứa không?

Hãy nhớ bệnh giang mai không gây ngứa. Bệnh phát ra có 3 giai đoạn chính và 1 thời gian tiềm ẩn, mỗi giai đoạn là bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng hơn, nhưng dù ở bất cứ giai đoạn nào thì những cơn ngứa rất ít khi xuất hiện. Chính vì thế mà đã gây khó khăn khá lớn khiến cho những dấu hiệu bệnh không được nhận ra sớm ngay từ giai đoạn đầu mới bị.

Biểu hiện của bệnh giang mai qua từng giai đoạn phát triển cụ thể:

Giang mai giai đoạn 1:

Vết loét xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục người bệnh với đặc điểm: vết loét nông, màu đỏ, không có cảm giác ngứa ngáy hay đau rát. hai bên bẹn nổi hạch cứng và không đau.

Giang mai giai đoạn 2:

Ở giai đoạn này các vết loét nêu trên đã biến mất khiến nhiều người lầm tưởng bệnh đã tự khỏi nhưng trên thực tế các xoắn khuẩn gây bệnh đã di chuyển vào máu và tiếp tục sinh sôi, phát triển. Quá trình này có thể kéo dài đến 2 năm tuỳ sức đề kháng của mỗi người.

Do trong máu đã xuất hiện xoắn khuẩn giang mai nên vùng da bộ phận sinh dục, lòng bàn tay và chân của người bệnh xuất hiện các nốt phát ban màu hồng, nốt sần, trên có vảy da

Giang mai giai đoạn 3:

Đây là giai đoạn cuối và cũng là giai đoạn bệnh nguy hiểm nhất. Khi này xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập và làm tổn thương cơ quan nội tạng, di chuyển đến não, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương từ đó dẫn đến tình trạng đột quỵ, động kinh thậm chí là gây ảo giác với người bệnh.

Vậy bệnh giang mai có gây ngứa không? Qua những triệu chứng ở 3 giai đoạn bạn có thể thấy rằng bệnh giang mai không hề gây cảm giác ngứa ngáy. Điều này sẽ giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu phần nào nhưng mặt khác nó lại có thể khiến việc nhận biết chậm trễ hơn gây khó khăn trong việc điều trị. Thậm chí, nhiều người nhầm còn lẫn triệu chứng bệnh giang mai với những bệnh lý khác, từ đó chủ quan trong việc đi khám chữa.

Do đó, khi phát hiện những triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu, bạn phải tự giác đến ngay các phòng khám bệnh giang mai chuyên khoa da liễu uy tín để khám, làm xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bệnh giang mai có ngứa không? có chữa được không?

Đã bị bệnh giang mai có chữa được không

Đã bị bệnh giang mai có chữa được không?

Bệnh giang mai sẽ được chữa với phác đồ điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Nhưng hãy nhớ việc điều trị sẽ không hồi phục được các tổn thương đã có từ trước do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đặc biệt là bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm giang mai sau khi đã được điều trị khỏi hoàn toàn nếu vẫn tiếp tục có tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn giang mai.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu có thể chữa khỏi nhưng khi chuyển sang giai đoạn 2, 3 việc điều trị vô cùng khó khăn. Bởi vậy những triệu chứng của bệnh càng được phát hiện sớm và khám chữa kịp thời càng mang lại hiệu quả cao. Tuyệt đối không tự tìm cách khắc phục khi chưa nắm rõ tình trạng bệnh hay chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa bởi việc làm này sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, xoắn khuẩn bị nhờn thuốc và gây nhiều biến chứng hệ lụy nguy hiểm.

  • Nếu không chữa hoặc việc chữa trị không hiệu quả, bệnh giang mai sẽ gây biến chứng đến tim và hệ thần kinh hoặc cho mắt với các triệu chứng bao gồm giảm trí nhớ, khiếm thị, tổn thương thậm chí là tê liệt não bộ và nguy cơ tử vong rất cao.
  • Người mẹ bị bệnh giang mai thì trong thời gian mang thai sẽ nguy cơ cao gặp phải biến chứng là sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Theo thông kê thì những người đã bị bệnh giang mai thường cũng có nguy cơ cao mắc bệnh HIV.
  • Khi mẹ bị bệnh giang mai thì thai nhi sẽ bị lây nhiễm bệnh từ mẹ và khi chào đời, trẻ đã mang xoắn khuẩn giang mai bẩm sinh (congenital syphilis), gây nguy hiểm tới sự phát triển của trẻ. Trẻ sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng là chậm phát triển, co giật, khiếm thị, khiếm thính,… hoặc chết ngay khi mới chào đời hoặc sau khi chào đời ít lâu.

Việc nên làm để phòng ngừa lây lan bệnh giang mai:

  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
  • Giảm thiểu, kiểm soát số lượng bạn tình
  • Quan hệ chung thủy một vợ một chồng hoặc với một đối tác
  • Hiểu rõ về tình trạng mắc các bệnh tình dục của bản thân và bạn tình
  • Xét nghiệm giang mai và các bệnh tình dục khác định kỳ
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Không hoạt động tình dục cho tới khi cả bạn và bạn tình đã chữa hoàn toàn khỏi bệnh.

Hãy nhớ bệnh giang mai không gây ngứabệnh giang mai có thể chữa được ở giai đoạn đầu với phác đồ điều trị bằng kháng sinh. Vì vậy ngay khi đã nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì hãy đi khám ngay, để làm xét nghiệm giang mai chẩn đoán bệnh chính xác, chỉ như vậy thì việc điều trị mới đạt hiệu quả tốt.

Dấu hiệu bệnh giang mai có ngứa không? có chữa được không?