Viêm mào tinh hoàn: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

  • 14-09-2022 09:25 AM

Viêm mào tinh hoàn chủ yếu do nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs). Triệu chứng chẩn đoán thường là đau và sưng một bên bìu, thường ở một bên và phát triển trong một vài ngày. Biến chứng hay gặp nhất là vô sinh ở nam vì vậy phải được chẩn đoán sớm, điều trị dứt điểm để chặn đứng được những tổn thương của mào tinh hoàn, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Mào tinh hoàn là một ống cuộn ở mặt sau tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và mang theo tinh trùng. Viêm mào tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi nam giới, chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất cần xem xét tới là xoắn tinh hoàn..

Hãy cùng các chuyên gia nam khoa tìm hiểu về bệnh viêm mào tinh hoàn, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị qua những thông tin dưới đây.

Triệu chứng

triệu chứng viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là hiện tượng đau, sưng và viêm của tinh hoàn, chính là ống cuộn ở mặt sau tinh hoàn. Bệnh xuất hiện các triệu chứng là:

  • Sưng hoặc nóng bìu.
  • Đau tinh hoàn từ nhẹ đến nặng, có thể đau ở một hoặc cả hai bên.
  • Tiểu gấp, tiểu đau, tiểu nhiều lần, cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Dịch niệu đạo chảy ra.
  • Máu khi xuất tinh, máu khi đi tiểu.
  • Đau khi xuất tinh hoặc đau khi quan hệ tình dục.
  • Triệu chứng toàn thân: Cảm giác đau ở vùng bụng dưới, vùng chậu, sốt, ớn lạnh…

Triệu chứng viêm mào tinh hoàn có thể khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Ví dụ nếu:

  • Viêm do các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì sẽ có dịch niệu đạo chảy ra
  • Viêm do nhiễm trùng đường tiểu gây ra thì bệnh nhân sẽ có triệu chứng tiểu tiện bất thường (tiểu gấp, tiểu đau, nóng rát khi đi tiểu…)

Viêm mào tinh hoàn cấp và mãn tính

  • Viêm mào tinh hoàn cấp tính: Các triệu chứng viêm phát triển đột ngột, nhanh chóng, kéo dài dưới 6 tuần.
  • Viêm mào tinh hoàn mãn tính: Là một tình trạng nguy hiểm, xuất hiện khi bệnh nhân để viêm mào tinh hoàn kéo dài trên 6 tuần hoặc tình trạng viêm mào tinh hoàn tái phát nhiều lần.

Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn mãn tính có thể đến một cách từ từ, không dồn dập như viêm mào tinh hoàn cấp tính.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn rất tương tự với xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn rất nguy hiểm, nó “cắt đứt” nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn, đe dọa nguy cơ hoại tử tinh hoàn nên cần phẫu thuật khẩn cấp.

Do đó, bệnh nhân khi xuất hiện bất cứ các triệu chứng nào trong số các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn được đề cập đến ở trên cần đi bác sĩ khám để chuẩn đoán.

Đặc biệt là gặp Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn nếu xuất hiện các triệu chứng quan trọng như: Chảy mủ từ dương vật, đau khi đi tiểu, đau bìu dữ dội…

Nguyên nhân

nguyên nhân viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn thường gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, thường là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng bắt đầu ở niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Lậu và chlamydia là hai tác nhân phổ biến nhất gây viêm mào tinh hoàn ở những người trẻ, có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn.
  • Nhiễm trùng khác: Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt có thể lan sang mào tinh hoàn và gây viêm.
  • Virus quai bị: Virus quai bị có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng tới chức năng của tinh hoàn.
  • Các nguyên nhân khác: Chấn thương, nhiễm lao, thuốc trợ tim, cấu trúc đường tiết niệu bất thường, nước tiểu chảy ngược vào mào tinh…

Các yếu tố rủi ro gây viêm mào tinh hoàn

  • Quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ không dùng bao cao su, từng mắc bệnh lây tuyền qua đường tình dục.
  • Từng bị viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm đường tiết niệu.
  • Từng trải qua thủ thuật ngoại khoa can thiệp đến đường tiết niệu như đặt ống thông tiểu.
  • Mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang cũng làm gia tăng nguy cơ viêm mào tinh hoàn.

Biến chứng nguy hiểm của viêm mào tinh hoàn

  • Apxe bìu: Tình trạng hình thành bọc mủ trong mô bìu, có thể cần phải dẫn lưu mủ.
  • Viêm tinh hoàn: Nếu tình trạng viêm từ mào tinh hoàn lây lan sang tinh hoàn sẽ gây viêm tinh hoàn, làm giảm khả năng sinh sản.
  • Vô sinh: Biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.

Chẩn đoán

chẩn đoán viêm mào tinh hoàn

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra bộ phận sinh dục bên ngoài và hỏi thăm các triệu chứng xuất hiện, tiền sử bệnh lý. Sau đó, thực hiện một số xét nghiệm để tìm kiếm nguyên nhân bằng cách:

  • Khám trực tràng: Đưa một ngón tay vào hậu môn để kiểm tra xem bệnh nhân có bị phì đại tuyến tiền liệt không.
  • Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu, tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn.
  • Kiểm tra có bị nhiễm bệnh lậu và chlamydia.
  • Siêu âm: Nhằm kiểm tra, phân biệt giữa viêm mào tinh hoàn và xoắn tinh hoàn.

Điều trị

điều trị viêm mào tinh hoàn

Nếu viêm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê kháng sinh. Nếu viêm mào tinh hoàn do các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần phác đồ điều trị và kết hợp điều trị với cả bạn tình, cả hai phải kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị kết thúc.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm, để giảm bớt triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân đang phải chịu đựng.

Hoặc bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều trên giường, chườm đá vào vùng bị đau hoặc sử dụng thiết bị y tế để hỗ trợ bìu.

Lưu ý:

Trong quá trình điều trị, cơn đau có thể giảm trong vòng từ 1-3 ngày, tuy nhiên, một số triệu chứng khác phải mất vài tháng mới có thể biến mất.

Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ mào tinh hoàn.

Điều trị viêm mào tinh hoàn mãn tính

Trường hợp viêm mào tinh hoàn mãn tính thường do virus, chứ không do vi khuẩn gây ra nên bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc kháng sinh.

Điều trị viêm mào tinh hoãn mãn tính, bác sĩ sẽ tập trung vào khắc phục các triệu chứng:

  • Tắm nước ấm
  • Dùng thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau thần kinh để giảm tình trạng căng thẳng, khó chịu.
  • Tiêm thuốc gây tê vào bìu.
  • Nghiên trọng thì cần phẫu thuật để loại bỏ mào tinh hoàn bị ảnh hưởng.

On Health chia sẻ thông tin để bạn tham khảo, chẩn đoán và phương pháp điều trị phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ khám để được tư vấn chính xác.