Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

  • 10-08-2024 08:06 AM

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chức năng tinh hoàn và phổ biến trong 40% nam giới bị vô sinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là do sự suy yếu hệ thống van tĩnh mạch, dẫn đến trào ngược máu tĩnh mạch từ hệ thống tĩnh mạch chủ vào hệ thống tĩnh mạch ở tinh hoàn, làm giãn thành búi các đám rối tĩnh mạch tinh ở vùng bẹn, bìu.

Những triệu chứng của bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh dục mà còn là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh nam khoa phát triển.

Việc nắm bắt được những tác hại mà căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh này gây ra sẽ giúp cho nam giới chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng các tĩnh mạch tinh hoàn bị co giãn một các bất thường khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, đau buốt bộ phận tinh hoàn.

Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ khiến cho toàn bộ lượng máu không thể chuyển tiếp sang phần ổ bụng mà trôi ngược vào bên trong, dẫn đến tình trạng ứ đọng và lâu dần gây sưng, viêm tĩnh mạch.

Tại sao giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 15% nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và nguyên nhân dẫn tới vô sinh là do:

  • Nhiệt độ tinh hoàn tăng: Bình thường nhiệt độ tinh hoàn 35oC, khi bị giãn tĩnh mạch tinh nhiệt độ tăng lên đến 37oC bằng nhiệt độ trong ổ bụng. Nhiệt độ tăng kéo dài làm cho việc sản xuất tinh trùng suy giảm.
  • Ứ máu tĩnh mạch tại tinh hoàn: Sự chuyển hóa tại tinh hoàn bị ứ đọng, đào thải khỏi tinh hoàn chậm, giảm chức năng của tế bào sinh tinh trùng.
  • Máu động mạch đến nuôi tinh hoàn giảm: Do ứ máu tĩnh mạch làm cho máu động mạch đến tinh hoàn giảm đi dẫn đến ôxy và chất dinh dưỡng nuôi tinh hoàn bị giảm.
  • Rối loạn nội tiết tại tinh hoàn: Làm cho nội tiết tố sinh dục bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Biểu hiện lâm sàng

Trong tất cả các bệnh tinh hoàn thì giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý phổ biến, hầu như bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh ở giai đoạn đầu không biểu hiện triệu chứng điển hình.

Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa ngoại Nguyễn Duy Mến khi để ý nam giới có thể nhận biết thông qua những biểu hiện dưới đây:

  • Phần tinh hoàn sưng đỏ, có cảm giác khó chịu thường xuất hiện nhiều ở tinh hoàn trái.
  • Khi sờ nắn có thể thấy bên trong có khối nhỏ.
  • Cảm giác đau buốt mỗi khi có quan hệ tình dục.
  • Cơn đau thường sẽ xuất hiện khi ngồi, đứng làm việc ở môi trường nhiệt độ cao.
  • Phần tinh hoàn trái to hơn bên phải và dẫn đến sa tinh hoàn.
  • Một số trường hợp nam giới có biểu hiện teo tinh hoàn trái hoặc phải.

Lưu ý: Khi phát hiện bản thân có các biểu hiện trên, bạn nên nhanh chóng đi khám và chữa trị sớm giúp ngăn chặn các biến chứng của bệnh sẽ xảy ra.

Chẩn đoán

Khi bạn đến thăm khám tại phòng khám nam khoa Thái Hà, bác sĩ chuyên khoa ngoại Nguyễn Duy Mến sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng bệnh và chẩn đoán bệnh một cách chính xác bằng cách:

  • Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng bằng cách để bạn đứng trong phòng ấm vài phút, nếu bị giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nặng sẽ có dấu hiệu là tĩnh mạch thừng tinh rất to, phồng lên và ngoằn ngoèo như mớ giun.
  • Trong trường hợp bị giãn nhẹ thì cần thăm khám và xét nghiệm rõ: Sẽ yêu cầu siêu âm để có hình ảnh của tĩnh mạch trong bìu và loại trừ các nguyên nhân gây sưng bìu không phải do giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Trên thăm khám siêu âm, đường kính tĩnh mạch thừng tinh > 2.5mm thì được chẩn đoán là giãn, thường phối hợp nghiệm pháp Valsava để đánh giá những trường hợp kín đáo.

  • Độ 1: Không giãn tĩnh mạch tinh trong bìu. Có dòng trào ngược của đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh đoạn ống bẹn.
  • Độ 2: Không giãn ở tư thế nằm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược khu trú ở cực trên tinh hoàn.
  • Độ 3: Không giãn ở tư thế nằm. Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược lan toả cả cực trên và cực dưới tinh hoàn.
  • Độ 4: Giãn và có dòng trào ngược khi ở tư thế nằm.
  • Độ 5: Luôn giãn, có dòng trào ngược

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nguyên nhân của bệnh là do dòng máu chảy ngược vào trong các tĩnh mạch gây ứ đọng mạch máu phía trên tinh hoàn.

  • Là do cơ địa của bạn bẩm sinh
  • Do mạch máu bất thường
  • Hệ thống van tĩnh mạch của tinh hoàn bất thường
  • Hoặc do đặc thù công việc thường xuyên phải đứng nhiều, đứng lâu...

Khi các van bên trong tĩnh mạch ở tinh hoàn và bìu không hoạt động đúng cách, máu dồn lại và khiến các tĩnh mạch này ứ đọng máu gây ra giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Một số yếu tố là nguy cơ gây bệnh:

  • Suy van tĩnh mạch, bất thường vị trí đổ của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng, mọi nguyên nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng (khối u vùng tiểu khung, sau phúc mạc).
  • Một số nghiên cứu có giả thiết rằng nguy cơ giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng bởi chiều cao và cân nặng. Nếu bạn càng cao, khả năng bạn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh càng lớn, nhưng điều thú vị là béo phì lại giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Bởi tinh hoàn là nơi sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng nên có bất cứ sự thay đổi nào từ tinh hoàn cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới tinh trùng.

Biến chứng

  • Giảm kích thước tinh hoàn: Khi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn sẽ làm cho kích thước thước của tinh hoàn nhỏ lại, gây ra tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ, thậm chí là teo cả hai bên tinh hoàn.
  • Tinh trùng yếu: Gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh binh, gây ra những bất thường về chất lượng tinh trùng, dẫn đến tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng…
  • Gây vô sinh – hiếm muộn: Đám rối tĩnh mạch tinh hoàn giãn, gây ứ trệ máu làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn dẫn đến sự hủy hoại tinh trùng..

Khuyến cáo: Khi thấy biểu hiện bất thường ở tinh hoàn thì cần chủ động đến cơ sở y tế nam khoa để được tiến hành thăm khám và có hướng điều trị hiệu quả ngay.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Để có được phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh phù hợp thì nam giới cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, xử lý nguyên nhân cũng như được bác sĩ Nguyễn Duy Mến tư vấn cách chữa trị phù hợp.

Phương pháp sử dụng phổ biến hiện nay là :

Điều trị nội khoa

  • Phương pháp này dùng cho những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, các tổn thương chưa nhiều và chưa có khả năng gây biến chứng.
  • Tuy nhiên, với phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn.

Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật ngoại khoa là phương pháp thường được các bác sĩ ưu tiên sử dụng vì khả năng mang lại hiệu quả cao của nó. Với những ưu điểm của phương pháp này thì người bệnh chỉ mất khoảng 30 – 60 phút để hoàn thành phẫu thuật.
  • Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ điều trị được bằng các phương pháp hiện đại, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao cũng như giảm tốn kém hơn nếu được phát hiện sớm.

Do đó, để bệnh không chuyển biến nặng thì nam giới nên tiến hành điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh càng sớm càng tốt.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị