Bị đau 1 bên tinh hoàn phải trái và bụng dưới là bệnh gì
-
10-08-2024 08:06 AM
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn là gì cần phải được xác định chính xác để kịp thời khắc phục tình trạng gây đau đớn và khó chịu này. Nên đi gặp bác sĩ khi bị đau tinh hoàn và có kèm các triệu chứng xấu của sức khỏe. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản và khả năng sinh lý của nam giới.
Chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất tinh trùng và nội tiết tố nam. Do đó, tinh hoàn là bộ phận giữ vai trò quan trọng nhất trong chức năng sinh sản của nam giới. Theo các bác sĩ khoa tiết niệu và nam học thì đau tinh hoàn là do những nguyên nhân sau gây ra:
1. Xoắn tinh hoàn
Nguyên nhân bị xoắn tinh hoàn nhiều nhất (90%) là do yếu tố bẩm sinh, gia đình có tiền sử mắc bệnh này. Còn lại là do tham gia vào các hoạt động thể chất bị chấn thương ở háng hoặc do sự phát triển quá nhanh của tinh hoàn trong tuổi dậy thì cũng có thể gây ra tình trạng này.
Xoắn tinh hoàn là phổ biến nhất ở nam giới dưới 30 tuổi, với tỷ lệ mắc tốt là từ 12 tới 18 tuổi và thường ảnh hưởng đến tinh hoàn trái.
Triệu chứng phát hiện là:
- Đau và sưng túi bìu, tinh hoàn là triệu chứng chính của xoắn tinh hoàn.
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Nôn
- Cục trong túi bìu
- Độ cao của tinh hoàn thay đổi
- Mất phản xạ ở bên tinh hoàn bị xoắn
- Máu trong tinh dịch
Xoắn tinh hoàn thường chỉ xảy ra ở một bên. Xoắn hai bên, khi cả hai tinh hoàn bị ảnh hưởng đồng thời là cực kỳ hiếm gặp.
Xoắn tinh hoàn khiến máu không chảy đến được làm tinh hoàn bị hoại tử nặng sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn để bảo toàn tính mạng.
2. Viêm tinh hoàn
Nguyên nhân bị viêm tinh hoàn thường là do bị virus hoặc vi khuẩn gây ra, phổ biến nhất là do virus quai bị. Virut liên quan đến quai bị phát triển từ bốn đến 10 ngày sau khi tuyến nước bọt sưng lên và sưng tuyến nước bọt là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị.
Nhiễm trùng đường tiết niệu và vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs) như lậu, chlamydia cũng sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn.
Triệu chứng khi bị viêm:
- Đau ở bìu tinh hoàn
- Đi tiểu đau
- Đau khi xuất tinh
- Bị sưng một bên bìu
- Có máu trong tinh dịch
- Bị xuất huyết bất thường
- Nhức mỏi cơ thể, mệt mỏi
- Đau ở tuyến tiền liệt
- Sưng hạch bạch huyết ở háng
- Sốt
3. Viêm mào tinh hoàn
Các mào tinh hoàn là một ống nằm ở mặt sau của tinh hoàn, là ống lưu trữ tinh trùng và kết nối tinh hoàn với ống dẫn tinh.
Phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 14 đến 35. Nguyên nhân thường do nhiễm vi khuẩn hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu và chlamydia).
Triệu chứng sẽ thấy là:
- Sốt nhẹ
- Ớn lạnh
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau vùng chậu
- Thấy áp lực trong tinh hoàn
- Đau ở tinh hoàn
- Đỏ và ấm ở bìu
- Sưng hạch bạch huyết ở háng
- Đau khi giao hợp và xuất tinh
- Đau khi đi tiểu
- Bị đi tiểu khẩn cấp và thường xuyên
- Chảy dịch dương vật bất thường
- Có máu trong tinh dịch
Bạn sẽ nhận được ưu đãi chi phí khám nam khoa cùng 9 hạng mục khám sức khỏe chỉ 320.000 VNĐ và được giảm chi phí tiểu phẫu, chi phí trị liệu trong chi phí chữa bệnh nam khoa khi gọi tư vấn số 0365115116 hoặc click chat tư vấn nam khoa online miễn phí và đặt trước thời gian hẹn sẽ tới khám với bác sĩ tại đây.
4. Sỏi thận
Sỏi thận là những khối rắn làm từ tinh thể ở trong thận và thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50. Nhiều đàn ông bị sỏi thận hơn phụ nữ.
Nguyên nhân bị là do mất nước, béo phì, chế độ ăn kiêng với hàm lượng protein, muối hoặc glucose cao, tình trạng cường tuyến giáp, phẫu thuật dạ dày, bệnh viêm ruột làm tăng hấp thu canxi, dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống động kinh và thuốc kháng axit dựa trên canxi.
Cơn đau liên quan đến sỏi thận có thể tỏa ra vùng háng và gây đau tinh hoàn. Tuy nhiên, tinh hoàn xuất hiện bình thường không có bị sưng hoặc đỏ, các dấu hiệu và triệu chứng khác của sỏi thận:
- Đau lưng, đau bụng
- Buồn nôn, ói mửa
- Máu trong nước tiểu, khó chịu khi đi tiểu và tần suất tiểu.
- Nước tiểu đổi màu hoặc có mùi hôi
- Ớn lạnh, sốt
- Đi tiểu thường xuyên
- Đi tiểu một lượng nhỏ
5. Khối u tinh hoàn
Thường khi khối u có kích thước lớn thì sẽ làm đau nhức tinh hoàn, nam giới mới phát giác bệnh từ đó gây ra những hệ lụy khó lường và tạo ra nhiều trắc trở khi chữa bệnh. Triệu chứng khi có khối u là:
- Thấy nặng bên tinh hoàn
- Kích thước tinh hoàn lớn bất thường
- Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng dưới hoặc vùng háng
- Cảm giác nặng nề ở bìu
6. Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là một chỗ phình ra hoặc nhô ra của ruột thông qua một khiếm khuyết ở thành bụng cơ của vùng háng. Sự nhô ra này đôi khi có thể gây sưng bìu và đau tinh hoàn sau đó.
Triệu chứng khi bị là:
- Đau ở bìu hoặc trong vùng bẹn, có thể trở nên rõ rệt hơn với ho hoặc căng thảng
- Đau âm ỉ, cảm giác nóng rát ở bìu và tinh hoàn.
7. Viêm tĩnh mạch tinh
Tình trạng gây ra do các động mạch nằm giữa tinh hoàn và mào tinh hoàn bị sưng. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các động mạch vừa và nhỏ, thường là bị viêm. Là một bệnh nghiêm trọng của các mạch máu gây ra bởi một sự cố ở hệ thống miễn dịch.
Đau tinh hoàn có thể đột ngột hoặc từ từ, và mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng.
Dấu hiệu thường thấy nữa là:
- Buồn nôn, nôn và sốt.
- Đau tinh hoàn, thường chỉ khu trú ở đỉnh tinh hoàn phải hoặc trái.
- Đôi khi, một chấm nhỏ màu xanh được thấy gần đỉnh tinh hoàn bị ảnh hưởng.
8. Vỡ tinh hoàn
Vỡ tinh hoàn là một tổn thương nghiêm trọng do hậu quả của sự gián đoạn các mô liên kết bao bọc tinh hoàn, sau đó gây ra sự đùn của mô tinh hoàn. Thường thấy dấu hiệu của vỡ tinh hoàn là xuất hiện tụ máu bao quanh tinh hoàn.
Các loại chấn thương khác gây vỡ tinh hoàn là bị vật xuyên thấu hoặc tác động mạnh vào tinh hoàn. Nguyên nhân gây vỡ tinh hoàn bắt buộc cần phẫu thuật.
9. Chấn thương tinh hoàn
Bất kỳ chấn thương loại nào đối với tinh hoàn đều gây đau đớn và rất khó chịu. Các nguyên nhân gây thương tích cho tinh hoàn thường là chấn thương thể thao, đá trực tiếp vào háng hoặc tinh hoàn, tai nạn xe hơi và chấn thương dây đai.
Các triệu chứng và dấu hiệu chấn thương tinh hoàn:
- Đau tinh hoàn và bìu, sưng hoặc bầm tím
- Bầm tím khu vực giữa bìu và hậu môn (đáy chậu)
- Buồn nôn và ói mửa.
Khuyến cáo: Để tránh được những tác hại và biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, đồng thời biết được chính xác đau tinh hoàn nguyên nhân do đâu thì nam giới nên chủ động đến bệnh viện hoặc phòng khám nam khoa uy tín để được kiểm tra kỹ lưỡng và có hướng khắc phục an toàn.
Bạn sẽ nhận được ưu đãi chi phí khám nam khoa cùng 9 hạng mục khám sức khỏe chỉ 320.000 VNĐ và được giảm chi phí tiểu phẫu, chi phí trị liệu trong chi phí chữa bệnh nam khoa khi gọi tư vấn số 0365115116 hoặc click chat tư vấn nam khoa online miễn phí và đặt trước thời gian hẹn sẽ tới khám với bác sĩ tại đây.
Bị đau tinh hoàn khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đau tinh hoàn có thể gây nên bởi một số bệnh lý nam khoa như giãn mạch thừng tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn… Vì thế, hãy gọi cho bác sĩ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức, không nên trì hoãn việc đi khám và kiểm tra.
Liên hệ với bác sĩ khi có những dấu hiệu là:
- Đột ngột đau tinh hoàn.
- Đau tinh hoàn kèm theo buồn nôn, ớn lạnh, sốt hoặc có máu trong nước tiểu.
- Đau tinh hoàn nhẹ kéo dài hơn một ngày.
- Xuất hiện cục hoặc sưng trong hay xung quanh một bên tinh hoàn
- Cảm giác đau khi quan hệ tình dục.
- Đau khi đứng hoặc ngồi làm việc quá lâu.
- Thấy bìu căng, viêm, sưng đỏ.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau tinh hoàn
- Cần tìm hiểu đầy đủ tiền sử bệnh của gia đình và khám thực thể sẽ được thực hiện bởi một bác sĩ kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiết niệu nam.
- Các xét nghiệm và quan sát bên ngoài tinh hoàn cũng là cần thiết để bác sĩ chẩn đoán tình trạng.
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm dịch tiết niệu đạo (nếu có dịch tiết liên quan đến một bệnh lây truyền qua đường tình dục)
- Siêu âm để đánh giá lưu lượng máu đến tinh hoàn, cũng như sự hiện diện của các khối u tinh hoàn, tụ dịch, vỡ tinh hoàn và chứng thoát vị bẹn.
- Chụp X-quang thận, niệu đạo, bàng quang khi có nghi ngờ rằng đau tinh hoàn là do sỏi thận hoặc các tình trạng khác ở bụng, xương chậu.
Khi thấy đau tinh hoàn và có những triệu chứng bất thường như trên thì nam giới hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra.