Thai Ngoài Tử Cung: nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị
-
10-08-2024 08:05 AM
Trường hợp bị mang thai ngoài tử cung chính là biểu hiện không may mắn đối với chị em phụ nữ. Thai ngoài tử cung không thể phát triển như bình thường mà còn có nguy cơ cao gây nguy hiểm đối với sức khỏe của người phụ nữ.
Mang thai là một quá trình hình thành lên một sự sống mới vô cùng thiêng liêng và cao cả. Bất kì một người phụ nữ nào trên đời này cũng đều có mong ước được trở thành mẹ, được sinh ra những đứa con kháu khỉnh và đáng yêu.
Mang thai ngoài tử cung là như nào
Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng của thai kỳ. Theo một chu kỳ mang thai bình thường thì quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng và sau đó tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung, tại đây trứng sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà thay vào đó, chúng lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển, tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung.
Thành ống dẫn trứng không phải là nơi an toàn để phôi thai phát triển và khi phôi thai càng lớn khiến vòi trứng phải căng ra, đến khi bị vỡ, máu chảy vào ổ bụng sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Theo thống kê 1000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người bị mang thai ngoài tử cung.
Nguyên nhân bị thai ngoài tử cung
- nguyên nhân chính khiến cho chị em phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm vùng chậu do mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, chlamydia.
- Do vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng gây hại lợi dụng sơ hở để tiến vào trong âm đạo gây ra các bệnh. Không chỉ dễ dàng bị mắc các bệnh mà còn dễ bị mang thai ngoài tử cung.
- Những chị em phụ nữ nào đã từng phá thai, phá thai có thể gây ra các biến chứng như: buồng tử cung bị ứ máu, nhiễm trùng, thủng cổ tử cung, băng huyết,… dẫn đến nguy cơ cao gặp phải dấu hiệu của mang ngoài tử cung.
- Hiện tượng mang thai ngoài tử cung còn xảy ra khi phụ nữ bị tắc hẹp vòi trứng. Khi vòi trứng bị tắt hẹp thì hợp tử được hình thành sau quá trình thụ tinh sẽ bị mắc kẹt lại ở ống dẫn trứng và không thể xuống được tử cung dẫn đến bị mang thai ngoài tử cung.
- Do thai phụ mang bầu là người đã có tuổi: Mẹ bầu mang thai trên 35 tuổi có khả năng cao mang thai ngoài tử cung do ở độ tuổi này, các cơ quan sinh sản bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa, chức năng suy giảm nên dễ xảy ra các biến chứng thai kỳ.
- Do thói quen hút thuốc lá thường xuyên: Trong thuốc là có hơn 4000 chất độc, trong đó nguy hiểm nhất là Nicotine. Khi mẹ bầu hút thuốc lá hoặc ngửi phải khói thuốc trước và trong thai kỳ các chất độc này xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, gây hại tới vòi trứng. Nicotine làm hỏng các lông mao phủ trên thành ống và làm giảm sự cử động của vòi trứng khiến thai nhi di chuyển khó khăn. Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra chửa ngoài tử cung. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tránh xa khói thuốc ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai nhé.
Biểu hiện khi bị mang thai ngoài tử cung
- Chảy máu âm đạo bất thường: Khi phụ nữ mang thai thì thường sẽ xuất hiện máu báo, khi phôi thai đã cấy được vào thành tử cung thì sẽ xuất hiện máu báo. Đây là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của mang thai ngoài tử cung. Việc ra máu chút ít ở vùng kín đôi khi chị em không để ý hoặc nhầm tưởng là dấu hiệu có thai chứ không nghĩ là cảnh báo sảy thai hay mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên khi ống dẫn trứng bị vỡ, bạn sẽ bị xuất huyết âm đạo ồ ạt.
- Nồng độ HCG trong máu giảm dần: Nếu bạn có thai kỳ bình thường, lượng HCG sẽ tăng dần theo tuổi thai, nồng độ này sẽ cao đến 2 hoặc 3 lần. Nhưng nếu qua dụng cụ thử thai lại thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc đứng yên mặc dù bạn đang có thai thì đó cũng chính là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Đây lý do vì sao một số chị em cảm nhận bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng thử thai lại không thấy 2 vạch. Lúc này, mẹ sẽ được bác sĩ cho làm xét nghiệm khác để chắc chắn với kết quả mang thai ngoài tử cung.
- Đau bụng dữ dội một bên: Đây là hiện tượng phát triển đột ngột hoặc từ từ và có thể kéo dài. Bạn nhận thấy mình bị đau bụng dưới và đau một bên. Chị em táo bón ngay khi mới mang thai, cảm thấy bụng khó chịu rồi đau bụng dữ dội một bên kèm theo chảy máu âm đạo cần nghĩ tới dấu hiệu thai ngoài tử cung.
- Cơ thể mệt mỏi: Mẹ bầu thường hay bị chuột rút nhẹ và cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi khi mới có thai. Nhưng khi hiện tượng này diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, chuột rút dữ dội hơn và đi cùng với đau bụng, máu chảy âm đạo thì cũng có thể là mang thai ngoài tử cung.
- Chưa hết các chị em còn có cảm giác buồn nôn: Tuy rằng thai không nằm trong tử cung nhưng vẫn là hiện tượng mang thai. Vì vậy, các triệu chứng thai nghén vẫn có thể xảy ra. Hoặc mẹ thường xuyên gặp phải tình trạng đau vai gáy làm mẹ mệt mỏi, càng về sau các cơn đau trở nên nặng hơn và kéo dài hơn. Với những bà bầu có thai ngoài tử cung, huyết áp của mẹ đang ở mức ổn định có thể bị hạ xuống đột ngột gây khó thở, mệt mỏi.
Điều trị thai ngoài tử cung
Tùy thuộc vào sự phát triển của khối thai ngoài tử cung cũng như tình hình sức khỏe của mỗi người mà sản phụ chọn những phương thức điều trị thích hợp. Những phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiệu quả là:
Điều trị bằng thuốc:
Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, thai nhi chưa phát triển và kích thích nhỏ dưới 3cm, tim thai chưa hoạt động thì sử dụng thuốc là cách hiệu quả tốt.
Cơ chế tác động của thuốc là: Ngăn chặn sự phân chia của các tế bào, khối thai sau đó sẽ được cơ thể hấp thu sau 4-6 tuần và ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Tùy thuộc vào nồng độ βhCG ban đầu mà bệnh nhân sẽ được lựa chọn phác đồ đơn liều hay đa liều.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi cho đến khi βhCG trở về âm tính, trong quá trình theo dõi nếu βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi sẽ được bổ sung liều lặp lại hoặc can thiệp phẫu thuật tùy trường hợp
Ưu điểm:
- Tỉ lệ thành công cao (>90%)
- Tránh được phẫu thuật cũng như các tai biến của thuốc mê, bảo vệ được vòi trứng, duy trì khả năng sinh sản.
- Có thể theo dõi và điều trị ngoại khoa.
Nhược điểm:
- Thời gian theo dõi dài (2-6 tuần)
- Tỉ lệ điều trị thất bại chiếm 15%
- Một số tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, nôn, chóng mặt,loét miệng, viêm dạ dày…
- Phụ nữ cần tái khám theo dõi nồng độ βhCG cho đến khi âm tính và cần ngừa thai tối thiểu 3 đến 6 tháng.
Điều trị bằng phẫu thuật hở hoặc nội soi:
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc. Hiện nay còn được áp dụng phương pháp phá thai ngoài tử cung khi túi thai to đã bị vỡ
- Đây là hình thức phẫu thuật hở hoặc nội soi, có sự can thiệp của dụng cụ y khoa để lấy khối thai ra ngoài. Phương pháp được tiến hành trong tình trạng bệnh nhân hôn mê tổng thể và sử dụng một ống nhỏ có gắn camera và đèn đưa qua vết mổ nhỏ.
- Phẫu thuật nội soi chửa ngoài tử cung là một phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả lấy túi thai nằm ngoài tử cung, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho chị em. Phương pháp này ít xâm lấn, bảo tồn ống dẫn trứng, vòi trứng giúp người bệnh có thể bảo toàn khả năng sinh sản, bệnh nhân ít đau đớn, vết mổ nhỏ, mau lành bệnh nhân sẽ sớm được xuất viện.
Tuy nhiên việc sử dụng các dụng cụ y khoa để phá thai có thể ảnh hưởng đến tử cung, sức khỏe của người mang thai. Đồng thời dễ làm tổn thương ổ bụng, vì thế khi bị thai ngoài tử cung, chị em cần cân nhắc kiểm tra và xử lý sớm. Tránh để lâu, kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm hơn.
Phá thai ngoài tử cung bằng phương pháp phẫu thuật mở ổ bụng:
Trường hợp này được chỉ định khẩn cấp khi phôi thai vỡ, ống dẫn trứng đã vỡ hoặc chảy máu rất nhiều. Với phương pháp phẫu thuật mở ổ bụng này bác sỹ sẽ tiến hành rạch một vết dài hơn và do đó chị em cần thời gian phục hồi lâu hơn so với mổ nội soi bụng.
Với những trường hợp mà mang thai ngoài tử cung đến 2 lần thì việc cắt bỏ cả 2 bên vòi trứng thì sẽ mất đi chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Có thai ngoài tử cung thường sẽ khiến cho các chị em vô cùng lo lắng về cách chữa trị và sợ những hệ quả nó để lại. Tuy nhiên, ngày nay với trình độ khoa học phát triển, nền y tế hiện đại. Việc điều trị mang thai ngoài tử cung là vô cùng an toàn, ít gây biến chứng và hồi phục nhanh chóng.
Một số lưu ý cho các chị em sau khi điều trị thai ngoài tử cung:
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý: quan hệ tình dục an toàn, hạn chế số lượng bạn tình, sử dụng các biện pháp phòng tránh. Thường xuyên bổ sung thêm sức khỏe cho bản thân bằng những món ăn có đủ dưỡng chất, đủ canxi để đảm bảo sức khỏe cho quá trình thụ thai được ổn định.
- Khi có quyết định mang thai nên ngừng hút thuốc, tránh mùi khói thuốc, bởi vì thuốc lá có hại rất nhiều cho thai nhi.
- Đến gặp các bác sĩ để có chế độ an toàn nhất bảo vệ thai nhi.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh các loại virus có môi trường thâm nhập vào cơ thể.
Để giảm tối đa nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung thì bạn hãy có chế độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân thật tốt nhé. Trên đây là những thông tin cần biết trước khi mang thai, nếu còn thắc mắc các bạn có thể liên hệ với phòng khám phụ khoa theo số hotline 0365115116 hoặc nhấp chuột vào ô để được hỗ trợ nhanh.