Rong kinh là gì? Nguyên nhân bị kéo dài và phải làm sao để hết?

  • 10-08-2024 08:05 AM

Rong kinh là hiện tượng hành kinh theo đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng thời gian bị kéo dài trên 7 ngày và lượng máu ra vượt quá 80ml trong chu kỳ. Hiện tượng rong kinh kéo dài có biểu hiện là lượng kinh ra nhiều hơn mỗi lần khi thay phải sử dụng 2 băng vệ sinh và sẽ phải thay mỗi giờ.

Nguyên nhân bị rong kinh chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố nữ và bị mắc các bệnh phụ khoa. Các trường hợp còn lại là do chế độ sinh hoạt, căng thẳng stress trong công việc, phá thai… Vì nhiều chị em phụ nữ bị rong kinh nhưng chủ quan không đi khám và xác định nguyên nhân để chữa triệt để nên bị mất máu quá nhiều đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí phải đối mặt với nhiều chứng bệnh bất thường ở cơ quan sinh sản.

Vậy bị rong kinh phải làm sao để hết? Cách chữa rong kinh kéo dài là như thế nào để an toàn, hiệu quả. Hãy xem những tư vấn từ bác sĩ sản phụ khoa.

Rong kinh là gì? Nguyên nhân bị kéo dài và phải làm sao để hết?

Hiện tượng rong kinh là gì?

Rong kinh (tên khoa học là Menorrhagia) là hiện tượng số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều bất thường so với các chu kỳ kinh trước đó ở người phụ nữ.

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt ổn định sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, lượng máu kinh mất đi dao động từ 60 – 80ml, thời gian hành kinh kéo dài từ 3 – 5 ngày trong tháng. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, có lẫn chất vụn của niêm mạc tử cung, máu và không đông.

Tuy nhiên, các trường hợp bị rong kinh thường có số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, đồng thời lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80ml. Khi đó, nữ giới thường trải qua mùa dâu rụng khá lâu, thường xuyên phải thay băng vệ sinh hoặc phải sử dụng cùng lúc 2 chiếc băng vệ sinh.

Theo nhiều thống kê, có tới 24% trường hợp gặp phải rong kinh. Bệnh kéo dài, không có cách điều trị phù hợp có thể dẫn đến thiếu máu, khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, xanh xao.

Nguy hiểm hơn, hiện tượng rong kinh còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới. Chính vì vậy, khi gặp phải, bệnh nhân nên chủ động đi khám, điều trị ngay.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các nhà khoa học chia rong kinh thành 2 dạng chính sau:

  • Rong kinh cơ năng: Thường gặp nhiều ở những bạn nữ trong độ tuổi dậy thì mới có kinh nguyệt, người bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
  • Rong kinh thực thể: Dạng này phần lớn là do các tổn thương, viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản, ví dụ như buồng trứng, tử cung... gây ra.

Nguyên nhân bị rong kinh kéo dài

Theo các chuyên gia, hiện tượng bị rong kinh kéo dài bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân có thể là do nội tiết tố, do bệnh lý hoặc do chế độ sinh hoạt. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

Bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố nữ

Trong cơ thể của người phụ nữ, Estrogen và Progesterone là hai loại hormone có liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt, điển hình là số lượng máu kinh chảy ra ngoài hàng tháng. Nếu một trong hai loại hormone này hoặc cả hai loại đều mất cân bằng, phát triển quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, dẫn đến việc máu kinh chảy ra nhiều hơn so với bình thường.

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới như chế độ ăn uống không lành mạnh, lạm dụng ăn kiêng, tâm lý stress, căng thẳng, sống trong môi trường độc hại, chứa hóa chất, phá thai...

Bị rong kinh do bệnh lý

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng rong kinh diễn ra liên tục, thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nữ giới mắc phải một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa là:

  • Bệnh lý gây rối loạn đông máu: Khi đến kỳ kinh, nội mạc tử cung bị bong tróc sẽ làm hở các mạch máu. Bệnh khiến bệnh nhân sẽ khó khăn trong việc cầm máu tại những chỗ hở, do đó thời gian hành kinh có thể kéo dài hơn gây rong kinh (lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường).
  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Thực chất là do trứng không rụng đúng vào chu kỳ kinh khiến hormone progesterone không được cơ thể sản sinh ra. Từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố và dẫn đến hiện tượng rong kinh kéo dài.
  • Đa nang buồng trứng: Là hiện tượng có nhiều nang nhỏ ở buồng trứng và gây rối loạn nội tiết tố với những biểu hiện như rụng tóc, rong kinh, đau bụng dưới, béo phì, lông mọc rậm...
  • U xơ tử cung: Những khối u lành tính cũng có thể xuất hiện ở tử cung, cổ tử cung. Mặc dù là lành tính nhưng nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như khối u phát triển tới kích thước lớn làm máu kinh nguyệt chảy ra nhiều, ồ ạt.
  • Polyp tử cung: Đây thực chất là những khối polyp nhỏ hình thành và tăng sinh quá mức ở niêm mạc tử cung. Bệnh lý thường gặp nhiều ở những chị em đang trong độ tuổi sinh sản với các biểu hiện như rong kinh, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt.
  • Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào niêm mạc tử cung có thể đi ngược vào các bộ phận khác lân cận. Nếu không xử lý ngay, các tế bào này vỡ ra sẽ gây ra hiện tượng chảy máu kinh nguyệt kéo dài kèm biểu hiện đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.
  • Ung thư: Hiện tượng rong kinh kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung... và cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị sớm.
  • Các bệnh lý khác: Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh như bệnh về tuyến giáp, bệnh Von Willebrand, viêm cổ tử cung, nhiễm trùng cổ tử cung, viêm màng dạ con...

Bị rong kinh do tuổi tác

Nguyên nhân gây rong kinh kéo dài tiếp theo không thể không kể tới đó là do tuổi tác. Nhiều nghiên cứu cho biết, tuổi tác là nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều đến các đặc điểm về chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Đặc biệt, đối tượng thường gặp phải là những bạn gái lần đầu có kinh nguyệt và phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Khi ở hai độ tuổi này, hormone nội tiết tố trong cơ thể tăng giảm liên tục, thường xuyên khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, đồng thời thời gian hành kinh và lượng máu kinh cũng bị ảnh hưởng theo.

Nói chung, chị em không cần quá lo lắng bởi đây là cơ chế thay đổi tự nhiên của cơ thể, chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp, lành mạnh là tình trạng này sẽ được cải thiện.

Bị rong kinh do tác dụng phụ của thuốc

Nếu nữ giới lạm dụng các loại thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc nội tiết, thuốc kháng viêm... hoặc do tình trạng sức khỏe không đảm bảo, cơ địa kém thì cũng rất dễ bị rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dài hơn so với bình thường.

Do đó, để hạn chế rong kinh và các tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Nguyên nhân khác gây rong kinh

Ngoài ra, tình trạng rong kinh kéo dài cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân là:

  • Do chế độ sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu hoặc thừa chất, làm việc nặng nhọc, ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya.
  • Do tâm lý căng thẳng, stress, lo lắng, buồn phiền. kéo dài.
  • Do hậu quả của việc phá thai, đặt vòng tránh thai không đúng cách, bị sảy thai, béo phì, thừa cân.

Rong kinh là gì? Nguyên nhân bị kéo dài và phải làm sao để hết?

Dấu hiệu của rong kinh

Các biểu hiện, triệu chứng của hiện tượng rong kinh thường không khó để nhận biết, cụ thể như sau:

  • Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
  • Bị chảy máu nặng khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Lượng máu kinh ra nhiều bất thường, trên 80ml, máu chảy ồ ạt, dữ dội. Bệnh nhân khi đó thường xuyên phải thay băng vệ sinh, thậm chí là phải dùng cùng lúc 2 hoặc nhiều hơn 2 miếng băng vệ sinh.
  • Máu kinh chảy ra nhiều, liên tục vào cả ban đêm.
  • Có nhiều cục máu đông trong máu kinh, máu có màu đỏ sẫm, vón thành cục hoặc có thể có màu thâm đen.
  • Đau bụng kinh dữ dội, có cảm giác tức, nặng ở bụng, người mệt mỏi, suy nhược, xanh xao, thiếu sức sống, da tái sạm, dễ bị thiếu máu...

Bị rong kinh phải làm sao để hết?

Theo bác sĩ sản phụ khoa, khi có những dấu hiệu rong kinh thì chị em cần chủ động liên hệ tư vấn online càng sớm càng tốt để khám, điều trị nhằm giúp phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Cách chữa rong kinh kéo dài chắc chắn phải dựa vào nguyên nhân bị rong kinh và còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng sử dụng thuốc và nhu cầu sinh con trong tương lai của người bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách điều trị phù hợp đảm bảo hiệu quả, an toàn.

1. Sử dụng thuốc chữa rong kinh

Đây là cách chữa rong kinh phổ biến thường được áp dụng cho trường hợp bị rối loạn nội tiết tố. Phần lớn thuốc thường có tác dụng ngăn chặn máu chảy nhiều, giúp bổ sung lượng máu bị thiếu hụt và giúp cải thiện các biểu hiện của bệnh. Để biết chính xác loại thuốc phù hợp, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được kê đơn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc cụ thể.

Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc sắt, thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc nội tiết, thuốc cầm máu, thuốc nội tiết để điều trị tại nhà kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho lành mạnh.

Chữa rong kinh bằng thuốc tây phần lớn là cách chữa mang lại hiệu quả, có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này chỉ giúp mang lại hiệu quả tạm thời chứ không giúp chữa trị vĩnh viễn. Đồng thời, thuốc cũng chứa một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, bệnh nhân nên chú ý tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

2. Cách chữa rong kinh kéo dài bằng ngoại khoa

Còn đối với trường hợp rong kinh bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý, trường hợp bệnh ở mức độ nặng và việc dùng thuốc hầu như không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị ngoại khoa để hạn chế dứt điểm các biểu hiện, triệu chứng của bệnh.

Thông thường, phẫu thuật ngoại khoa điều trị rong kinh sẽ có những phương pháp sau:

  • Làm sạch buồng tử cung: Một dụng cụ chuyên dùng để nong cổ tử cung sẽ được sử dụng, đồng thời sử dụng thiết bị chuyên dụng để hút bỏ các lớp tế bào nội mạc tử cung không cần thiết ra ngoài. Khi đó, hiện tượng chảy máu sẽ được cải thiện nhanh chóng.
  • Phá hủy nội mạc tử cung: Nhờ tác dụng của tia laser, nhiệt hoặc sóng cao tần mà lớp nội mạc dư thừa sẽ bị tiêu hủy nhanh chóng, từ đó giúp hạn chế hiện tượng bong tróc, chảy máu kéo dài.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung: Các bác sĩ sẽ bơm một loại thuốc nhằm làm tắc động mạch tử cung, cắt đứt nguồn máu chảy đến tử cung. Thông thường, những bệnh nhân bị mất máu nhiều do rong kinh sẽ được áp dụng phương pháp này.
  • Phẫu thuật: Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật nội soi bóc tách u xơ tử cung, bóc u xơ – cơ tử cung, cắt khối polyp, phẫu thuật mổ hở, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng cùng một số bộ phận cần thiết... để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.

3. Sử dụng cách chữa rong kinh từ dân gian

Ngoài ra, với trường hợp rong kinh do rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố, chị em có thể tham khảo cách chữa dân gian. Đây là những cách sử dụng các loại thảo dược lành tính, cách thực hiện đơn giản, tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách chữa mang tính tham khảo và chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh còn ở mức độ nhẹ.

Dưới đây là một số cách chữa rong kinh bằng dân gian mà nữ giới có thể tham khảo:

Ngải cứu

Đây là một loại cây có mùi thơm, tính đắng, vị hơi đắng, có tác dụng kháng viêm, trừ hàn thấp, điều hòa kinh nguyệt ổn định cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, loại thảo dược này cũng được ông cha ta sử dụng để chữa đau nhức xương khớp, lạnh bụng, đau bụng...

Ngoài ra, nhờ tính ấm của ngải cứu còn giúp mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp làm giảm cơn đau bụng mỗi khi đến kỳ hành kinh nhanh chóng, an toàn.

Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm lá ngải cứu rồi sắc cùng một chút nước sạch, đun đến khi thấy nước cạn còn một nửa thì lấy ra. Chia làm 3 lần uống thuốc trong ngày, nên sử dụng khi thuốc còn ấm.

Rau dền

Không chỉ là một loại rau góp mặt trong các bữa cơm hàng ngày của người việt mà rau dền còn là một bài thuốc quý. Theo nhiều nghiên cứu, nó có công dụng điều trị các bệnh về thận, chữa kiết lỵ, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt...

Cách thực hiện: Cách đơn giản nhất để chữa rong kinh là nấu rau dền thành nước canh rồi ăn hàng ngày, hoặc đun rau dền rồi chắt lấy phần nước để uống cũng đều được.

Gừng tươi

Cách chữa rong kinh tiếp theo mà bệnh nhân có thể tham khảo đó là sử dụng gừng tươi. Từ lâu, gừng là một loại thảo dược quý do có vị cay nóng, tính ấm và đặc biệt cực kỳ hiệu quả trong việc làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết, hạn chế cơn đau bụng kinh và lượng máu kinh chảy ra nhiều vào những ngày rụng dâu.

Bệnh nhân chỉ cần hãm vài lát gừng tươi với nước ấm để uống hoặc đơn giản hơn là chế biến gừng thành nhiều món ăn ngon để ăn hàng ngày, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt.

Cây nhọ nồi

Đây cũng là loại cây có khả năng chữa chứng rong kinh hiệu quả được dân gian lưu truyền. Theo y học cổ truyền, cây nhọ nồi thường có tính mát, vị hơi chua, có khả năng cầm máu, giúp thanh nhiệt cơ thể, bổ thận, lưu thông và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.

Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm cây nhọ nồi tươi rồi để ráo nước, đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt, có thể pha cùng một chút nước ấm rồi chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên kiên trì thực hiện cách chữa này trong 1 tuần để giúp làm cải thiện tình trạng bệnh.

Cây ích mẫu

Ích mẫu là một loại thảo dược có họ với cây bạc hà và chúng thường xuất hiện nhiều ở các vùng đất ven suối, bờ ruộng, ven sông. Loại cây này thường có tính mát, vị cay và chủ yếu được dùng để điều trị các vấn đề có liên quan đến kinh nguyệt ở nữ giới như rong kinh, băng kinh, bế kinh, rong huyết, tắc kinh.

Cách thực hiện: Lấy một chút ích mẫu đã phơi khô sắc với nước rồi lấy nước uống hàng ngày, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Bột quế

Không chỉ là gia vị quen thuộc, bột quế cũng được xếp vào nhóm những loại thảo dược chữa rong kinh dành cho phái nữ. Nguyên nhân là do bột quế có chứa hydroxychalcone, chất có khả năng điều hòa insulin, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên ổn định, đều đặn hơn.

Cách thực hiện: Những ai không may gặp phải tình trạng rong kinh hãy pha một thìa bột quế với nước lạnh, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Khi sử dụng bột quế cần tránh sử dụng hành song song, những người bị nóng trong và phụ nữ đang có thai cần tránh sử dụng loại thảo dược này.

Cây huyết dụ

Cây huyết dụ là một loại cây có rất nhiều công dụng mà không phải ai cũng biết rõ như chữa chảy máu cam, đi ngoài ra máu, thổ huyết, giúp cầm máu, mát da, lao phổi, đặc biệt là chữa chứng băng kinh, rong kinh, rong huyết.

Cách thực hiện: Rửa sạch một vài nắm lá huyết dụ tươi, đem thái nhỏ. Sau đó, nấu cùng một chút nước cho đến khi nước cạn rồi tắt bếp. Đợi nước nguội rồi uống hàng ngày, chia làm 2 lần uống.

Rong kinh là gì? Nguyên nhân bị kéo dài và phải làm sao để hết?

Rong kinh có nguy hiểm không?

Rong kinh kéo dài là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản của nữ giới khi không được khắc phục dứt điểm.

Ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc

Chu kỳ kinh kéo dài thường xuyên, liên tục khiến nữ giới luôn cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, bất an, thậm chí là luôn cảm thấy sợ hãi mỗi khi chuẩn bị đến ngày rụng dâu. Tình trạng này còn khiến vùng kín luôn ẩm ướt và làm ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Ngoài ra, rong kinh còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, nó khiến bệnh nhân luôn cảm thấy ngại ngần, sợ hãi không dám yêu vì máu kinh ra liên tục trong thời gian dài. Điều này lâu dần sẽ khiến chất lượng đời sống tình dục giảm đi, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Rong kinh gây thiếu máu, suy nhược

Khi bị chảy máu kinh quá nhiều trong thời gian dài, cơ thể của bệnh nhân sẽ bị mất đi một lượng máu không nhỏ và có nguy cơ cao bị thiếu máu. Khi bị thiếu máu, bệnh nhân thường ở trạng thái suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thở dốc, tái nhợt, thiếu sức sống, dễ ngất xỉu...

Nếu không kịp thời xử lý, bệnh nhân còn bị choáng váng, sức đề kháng yếu đi, xanh xao, tim đập nhanh, thở gấp, nguy hiểm nhất là tử vong do bị thiếu máu trầm trọng.

Rong kinh gây viêm nhiễm phụ khoa

Rong kinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bởi khi máu kinh ra trong nhiều ngày sẽ khiến vùng kín luôn ẩm ướt, bí bách. Đây lại là điều kiện thuận lợi để các tác nhân có hại như nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công vào âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng và sinh sôi, phát triển, gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Bệnh nhân sẽ dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung... làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Những bệnh lý đó đều làm chu kỳ kinh bị rối loạn, có thể gây tắc dính vòi trứng khiến trứng khó gặp được tinh trùng. Hậu quả là khiến việc thụ thai gặp nhiều khó khăn, có thể gây vô sinh hiếm muộn về sau cho nữ giới.

Bác sĩ sản phụ khoa đã chia sẻ đầy đủ về hiện tượng rong kinh là như thế nào, nguyên nhân bị rong kinh kéo dài và quan trọng nhất là khi bị rong kinh phải làm sao để hết mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tốt nhất để tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe thì khi có dấu hiệu rong kinh bạn hãy chủ động liên hệ trao đổi với bác sĩ để khám và điều trị an toàn.

Tham khảo:

Menorrhagia: https://www.mayoclinic.org/ - https://www.cdc.gov/