[Sinh non]: Triệu chứng và Nguyên nhân
-
10-08-2024 08:06 AM
Sinh non là hiện tượng em bé chào đời trước 36 tuần thai kì. Trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch yếu, có thể gặp hàng loạt các vấn đề về sức khỏe và sự phát triển. Các triệu chứng của sinh non bao gồm co thắt tử cung xảy ra thường xuyên hơn mười phút hoặc rò rỉ nước ối tiết ra từ âm đạo.
Sinh non | Triệu chứng | Nguyên nhân | Nguy hiểm | Ngăn ngừa
Sinh non là gì? (Thế nào là sinh non)
Sinh non còn được gọi là sinh thiếu tháng. Nếu một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 36 tuần đến 42 tuần thì trẻ sinh non ra đời trước 36 tuần.
Theo ước tính, hiện có khoảng 7-10% phụ nữ mang thai bị sinh non. Sinh non thường được phân loại như sau:
- Sinh cực non khi thai dưới 26 tuần
- Sinh rất non khi thai từ 28 – 32 tuần
- Sinh non muộn khi thai từ 33 – 36 tuần.
Trẻ sinh non thường gặp phải hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, tỉ lệ sống rất thấp. Tuy nhiên, sự tiến bộ của y học hiện đại đã giúp cải thiện rất nhiều, đối với những em bé chỉ được 26 tuần tuổi thì vẫn có khoảng 25% cơ hội sống sót.
Các triệu chứng bị sinh non
Cần đi khám Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn khi bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào sau đây:
- Co thắt tử cung trước khi đến ngày dự sinh: Bạn sẽ cảm thấy đau bụng, đau lưng ở vùng thấp, cảm giác đau theo chu kỳ trong khi trước đây bạn không hề cảm thấy đau lưng.
- Vỡ ối sớm so với dự sinh: Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, lỏng và nhầy hơn.
- Xuất huyết âm đạo: Cảm giác đau quặn bụng giống như đau bụng kinh, kèm với những cơn co thắt nhiều hơn bốn lần trong giờ.
- Tử cung “mở” trước khi đến ngày dự sinh: Tuy nhiên, với các bà mẹ đã từng sinh con, việc tử cung giãn ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ là bình thường.
Các xét nghiệm giúp bạn phát hiện chuyển dạ sinh non
Có hai loại xét nghiệm sàng lọc cho những phụ nữ có triệu chứng hoặc nguy cơ sinh non:
Siêu âm để đo độ dài cổ tử cung:
Nếu bạn có nguy cơ cao thiếu máu cổ tử cung, hoặc có các triệu chứng như bị chuột rút, đau lưng, tiết dịch nhầy nhiều và chảy máu thì bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra sự thay đổi của cổ tử cung.
Kết quả siêu âm cho thấy tử cung bắt đầu mỏng đi hoặc giãn ra thì khả năng sinh non sẽ cao.
Nếu cổ tử cung thay đổi khi bạn đang mang thai dưới 24 tuần thì bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật khâu cổ tử cung, để giữ cho cổ tử cung đóng lại. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt giảm hoạt động thể lực, tránh làm việc, ngưng quan hệ tình dục và không hút thuốc.
Tầm soát đánh giá fetal fibronectin (fFN)
Xét nghiệm dành cho những phụ nữ có cơn co thắt tử cung hoặc có các triệu chứng khác của sinh non.
Nếu kết quả fFN dương tính bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc để trì hoãn chuyển dạ trong trường hợp cần thiết. Ngược lại, nếu bạn có kết quả fFN âm tính, bạn khó có khả năng sinh trong 2 tuần tới và hoàn toàn có thể thoải mái, tránh được nằm viện và điều trị không cần thiết.
Bạn xem tiếp:
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non tự phát (nguyên nhân)
Khoảng một nửa số bà mẹ sinh non không thể xác định lý do tại sao sinh non. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non tự phát nhưng không phải ai cũng gặp, bao gồm:
- Viêm nhiễm vùng kín: Vi khuẩn làm lớp màng bọc thai nhi yếu đi, ảnh hưởng đến nước ối, khiến nước ối có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
- Có tiền sử sinh non: Nếu bạn đã từng sinh non thì có thể phải trải qua thêm một lần nữa.
- Vấn đề sức khỏe: Việc mẹ bị tiểu đường, huyết áp, tiền sản giật, đông máu, tim mạch…
- Lối sống không lành mạnh: Mẹ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc có các thói quen xấu như hút thuốc, nghiện rượu, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức…
- Mang đa thai: Thai đôi, thai ba nguy cơ dẫn đến tình trạng sinh non cao hơn bình thường.
- Sinh liên tiếp: Sau khi sinh con, phụ nữ nên nghỉ từ 11 đến 1 tháng để cơ thể phục hồi hoàn toàn, tránh cho các bé bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân hoặc sinh non. Ngược lại, nếu mang thai luôn trong vòng 6 đến 9 tháng thì rất dễ sinh non.
Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non
Trẻ sinh càng sớm thì nguy cơ rủi ro gặp phải các vấn đề về sức khỏe càng cao. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm hội chứng hô hấp, xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết, bại não và co giật.
- Hô hấp khó khăn: Phổi là cơ quan hoàn thiện cuối cùng trong giai đoạn cuối thai kì. Bé sinh sớm, trước 35 tuần tuổi khi phổi chưa hoàn hiện thì sẽ gặp các vấn đề về hô hấp.
- Tim mạch: Sót ống động mạnh và huyết áp thấp, thậm chí là suy tim.
- Não: Bé sinh non trước 26 tuần có nguy cơ bị xuất huyết não, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não trong tương lai.
- Khả năng điều chỉnh thân nhiệt kém: Sinh non khiến bé bị thiếu chất béo, không có khả năng điều chỉnh thân nhiệt, khiến thân nhiệt hạ.
- Các vấn đề về dạ dày, ruột: Bé sinh non có thể bị viêm ruột ngoại tử, thường xảy ra khi bé bắt đầu được cho bú.
- Bệnh thiếu máu, vàng da: Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ sinh non.
- Bại não: Bại não khiến bé bị mất chức năng tứ chi, không có khả năng di chuyển, tư thế bất thường do máu lưu thông lên não kém.
- Chậm phát triển: Bé sinh non chậm phát triển hơn so với bé sinh đủ tháng.
- Thinh giác, thị giác suy giảm: Võng mạc mắt của bé phát triển mạch máu bất thường, khiến bé có thể bị mù lòa nếu không điều trị kịp thời. Thính giác của bé cũng cần phải được kiểm tra cẩn thận.
- Các bệnh mãn tính: Nhiễm trùng, hen suyễn, tiêu hóa, hội chứng đột tử, bệnh dạ dày… Theo ước tính, có khoảng 80% bé sinh non sống sót trong khi số còn lại bị tử vong do mắc bệnh nhiễm trùng.
Cách để giảm nguy cơ sinh non
- Chăm sóc bản thân cẩn thận trong khi mang thai bằng cách xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, môi trường sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước, tránh tăng cân quá nhiều, tăng khoảng 12 kg là mức trung bình trong thai kỳ.
- Prostaglandins sinh ra trong khi nướu bị viêm sẽ kích thích việc sinh non. Do đó, mẹ bầu cần quan tâm đến sức khỏe răng miệng khi mang thai bằng cách khám nha sĩ ít nhất một lần trong thai kỳ, đánh răng ít nhất hai lần một ngày và làm sạch nướu.
- Khám thai định kỳ hàng tháng để bác sĩ nắm được sức khỏe thể chất, tinh thần và chăm sóc cơ thể mẹ được tốt hơn, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, huyết áp và các bệnh tật khác.
- Vận động nhẹ nhàng thường xuyên mỗi ngày, các bài tập mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu là tập yoga, đi bộ, thiền…
Bạn xem tiếp:
Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc bản thân và bé yêu được tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc nghi ngờ bất cứ điều gì, hãy chia sẻ với onhealth để được tư vấn hữu ích.