Độ pH âm đạo bình thường: Vai trò, nguy cơ và cách cân bằng

  • 10-08-2024 08:06 AM

Độ pH âm đạo bình thường, cân bằng là yếu tố cho thấy sức khỏe của phụ nữ đang khỏe mạnh. Vai trò của pH âm đạo chính là tạo sự cân bằng cho các vi khuẩn thường trú ở âm đạo.

Các bác sĩ có thể thực hiện đo độ pH âm đạo để xác định mức độ axit của môi trường âm đạo. Nếu độ pH cao bất thường thì nguy cơ là bị nhiễm trùng vì điều đó thường cho thấy có vi khuẩn và nấm men phát triển mạnh.

Hãy đọc để tìm hiểu thêm về mức độ pH âm đạo bình thường, cách khắc phục sự mất cân bằng và cách duy trì sức khỏe tổng thể.

độ pH âm đạo bình thường

Độ pH âm đạo bình thường

Độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 đến 4,5. Một mức độ pH trong phạm vi này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Độ pH âm đạo có thể thay đổi trong suốt cuộc đời của một người.

Trong những năm sinh sản của bạn (tuổi từ 15 đến 40), pH âm đạo của bạn phải thấp hơn hoặc bằng 4,5 (trừ khi tình trạng nhiễm trùng làm tăng nó). Nhưng trước khi có kinh nguyệt và sau mãn kinh, độ pH khỏe mạnh có xu hướng cao hơn 4,5.

Vi khuẩn Lactobacilli sống trong âm đạo và tiết ra axit lactic và hydro peroxide, giúp âm đạo có độ pH axit.

Độ pH âm đạo cao trên 4,5 - cung cấp môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây hại phát triển. Có độ pH âm đạo cao sẽ khiến bạn có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh nhiễm trùng.

Độ pH âm đạo bình thường: Vai trò, nguy cơ và cách cân bằng

Vai trò của pH âm đạo

Độ pH âm đạo có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ vùng kín nên nó còn ví như là một người “vệ sĩ” giúp bảo vệ âm đạo. Độ pH âm đạo cân bằng sẽ là điều kiện cho sự cân bằng của các vi khuẩn thường trú ở âm đạo.

  • Với pH cân bằng sẽ kiểm soát được các tác nhân gây bệnh có sẵn bên trong âm đạo như tạp khuẩn, nấm hoặc ngăn không cho tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo (là trùng roi, vi khuẩn).
  • PH cân bằng cũng là môi trường tốt cho tinh trùng để di chuyển nhanh nhẹn đến gặp trứng để thụ thai, hay nói cách khác thì đây là môi trường lý tưởng cho sự thụ thai.

Mặt khác, khi pH âm đạo bị mất cân bằng cũng sẽ là lúc hệ vi sinh vật thường trú âm đạo bị mất cân bằng, âm đạo sẽ mất đi khả năng bảo vệ và đây sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm âm đạo (do nấm, do tạp khuẩn…).

Hơn nữa, môi trường âm đạo lúc này cũng sẽ là cơ hội cho các tác nhân bên ngoài gây bệnh, xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa. Âm đạo bị mất cân bằng sẽ cản trở tinh trùng bơi vào gặp trứng để thụ thai, nguy cơ gây hiếm muộn ở rất nhiều trường hợp.

Bạn sẽ nhận được ưu đãi chi phí khám phụ khoa chỉ 320.000 VNĐđược giảm thêm 35% chi phí tiểu phẫu chữa bệnh khi liên hệ số 0365115116 hoặc chat tư vấn và đặt lịch hẹn khám với Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn phòng khám phụ khoa 11 Thái Hà tại đây.

Độ pH âm đạo bình thường: Vai trò, nguy cơ và cách cân bằng

nguy cơ làm thay đổi độ pH âm đạo

Nguy cơ làm thay đổi độ pH âm đạo

  • Nhiễm khuẩn: Viêm âm đạo do vi khuẩn là tình trạng xảy ra khi có quá nhiều vi khuẩn trong âm đạo, điều này có thể làm tăng mức độ pH âm đạo.
  • Thụt rửa sâu: Nhiều chị em cảm thấy cần phải rửa phía trong âm đạo của họ với nước và dung dịch vệ sinh, việc này không cần thiết vì âm đạo có cơ chế làm sạch. Do đó, khi chị em thụt rửa âm đạo có thể gây kích ứng và vô tình làm nhiễm trùng.
  • Kinh nguyệt: Máu có pH cao hơn môi trường âm đạo, khi một người có kinh nguyệt thì sự hiện diện của máu kinh nguyệt có thể làm tăng mức độ pH âm đạo.
  • Tinh dịch: Tinh dịch là cơ bản, ngược lại với môi trường axit của âm đạo. Khi tinh dịch xâm nhập vào âm đạo thì nó có thể tạm thời làm tăng pH.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh sẽ làm cho môi trường âm đạo mất cân bằng độ pH.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu không gây pH âm đạo cao hơn, nhưng đối với độ pH cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển trùng đường tiết niệu.
  • Sử dụng tampon: Tampon thấm dịch kinh của bạn và tất cả các vi khuẩn tốt, xấu. Chúng có thể ngăn chặn các vi khuẩn có lợi khỏi việc giữ độ cân bằng pH của bạn và cung cấp cho các vi khuẩn có hại một môi trường tốt để phát triển.

Lưu ý: Một chế độ chăm sóc hợp lý rất cần thiết khi bạn muốn bảo vệ sức khỏe các vùng nhạy cảm trên cơ thể, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bằng cách duy trì độ pH hợp lý.

Bạn sẽ nhận được ưu đãi chi phí khám phụ khoa chỉ 320.000 VNĐđược giảm thêm 35% chi phí tiểu phẫu chữa bệnh khi liên hệ số 0365115116 hoặc chat tư vấn và đặt lịch hẹn khám với Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn phòng khám phụ khoa 11 Thái Hà tại đây.

Độ pH âm đạo bình thường: Vai trò, nguy cơ và cách cân bằng

cách cân bằng độ pH âm đạo

Cách cân bằng độ pH âm đạo

Sự mất cân bằng độ pH trong âm đạo bắt nguồn tự sự mất cân bằng của môi trường sinh lý trong cơ thể do vệ sinh sai cách và lối sống không lành mạnh gây nên.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc bạn sử dụng cũng vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi đồng thời hỗ trợ vi khuẩn có hại phát triển. Do đó, bạn cần thực hiện một số điều là:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Thức ăn hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến độ pH trong âm đạo. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt và uống thật nhiều nước. Sữa chua cũng là một sự lựa chọn hợp lý, hơn nữa sữa chua chứa một lượng dồi dào probiotic, là loại thực phẩm lý tưởng giúp bạn suy trì sự cân bằng pH cho vùng kín.
  • Tránh thụt rửa âm đạo: Vùng kín của bạn nó có cơ chế tự làm sạch, do đó mà bất kỳ hành động cọ rửa bên trong âm đạo nào dù là nước hay chất tẩy rửa cũng không cần thiết. Thụt rửa âm đạo còn có thể vô tình loại bỏ những vi khuẩn tốt bên trong âm đạo của bạn.
  • Hãy luôn giữ cho vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nhẹ nhàng rửa sạch “vùng tam giác” với nước ấm sau đó lau khô bằng khăn mềm là đủ để giữ gìn vệ sinh cho vùng kín của bạn luôn sạch sẽ.
  • Mặc quần áo thoải mái: Hãy mặc đồ lót vừa vặn và có chất liệu cotton, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồ lót thoải mái sẽ vùng cho vùng kín của bạn được thông thoáng và dễ thở hơn.
  • Ngoài ra, bạn nến duy trì quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tránh sử dụng dụng cụ tử cung và tránh thuốc hormone để tránh thai.

Khi nào cần đi khám

Trao đổi với bác sĩ của bạn để kiểm tra thường xuyên sẽ đảm bảo rằng âm đạo của bạn luôn khỏe mạnh, độ pH âm đạo luôn giữ ở mức cân bằng.

Nên gặp bác sĩ giữa các lần khám định kỳ nếu bạn có những triệu chứng sau:

  • Ngứa, nóng rát âm đạo
  • Khí hư có mùi hôi
  • Dịch tiết từ âm đạo nhiều bất thường

Bác sĩ của bạn có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra mức độ pH của âm đạo, đánh giá tổn thương và chẩn đoán nhiễm trùng nếu có.

Chắc hẳn rằng với bài viết này bạn đã có thêm nhiều hiểu biết về độ pH trong âm đạo và có thể ứng dụng được nhiều hiểu biết này vào đời sống. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác hãy gọi cho tổng dài chăm sóc sức khỏe số 0365115116 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất.

Bạn sẽ nhận được ưu đãi chi phí khám phụ khoa chỉ 320.000 VNĐđược giảm thêm 35% chi phí tiểu phẫu chữa bệnh khi liên hệ số 0365115116 hoặc chat tư vấn và đặt lịch hẹn khám với Bác sĩ Nguyễn Thị Thoàn phòng khám phụ khoa 11 Thái Hà tại đây.

Độ pH âm đạo bình thường: Vai trò, nguy cơ và cách cân bằng