Bệnh xã hội ở nữ giới có nguy hiểm như nào?
-
06-12-2010 02:27 AM
-
Bệnh xã hội ở nữ có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sức khỏe cho bản thân nữ giới nói riêng, gia đình và toàn xã hội nói chung. Trong đó, nữ giới chịu nhiều ảnh hưởng hơn so với nam giới. Vậy nữ giới bị mắc bệnh xã hội có nguy hiểm như thế nào?
Ngày nay, khi nói đến thuật ngữ bệnh xã hội, người ta thường ám chỉ đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục (còn gọi là bệnh hoa liễu).
Nguyên nhân mắc bệnh xã hội của các chị em chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con, lây truyền qua các vết thương hở.
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao nếu:
- Có mối quan hệ tình dục ngoài luồng hoặc quan hệ tình dục với nhiều người.
- Có người bạn đời không chung thủy
- Có quan hệ đồng tính hoặc luyến tính
- Là gái mại dâm, nhân viên spa, massage…
- Có tiền sử nạo thai, phá thai hoặc từng bị viêm nhiễm đường sinh dục.
Phụ nữ bị mắc bệnh xã hội
Có khoảng 20 bệnh xã hội gây nguy hiểm cho nữ giới khi quan hệ tình dục và bệnh phổ biến nhất là giang mai, lậu, Chlamydia, sùi mào gà…
Các căn bệnh khác nhau sẽ gây nguy hiểm khác nhau. Một số bệnh lành tính chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý bệnh nhân, một số bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong khi một số bệnh xã hội thì đe dọa đến tính mạng.
Bệnh xã hội đe dọa khả năng sinh sản của nữ giới
Các bệnh xã hội do vi khuẩn gây ra là Chlamydia hoặc bệnh lậu, trùng roi Trichomonas sẽ gây nhiễm trùng cho hệ tiết niệu và hệ sinh sản, dẫn đến viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng và vòi trứng… làm suy giảm khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Dẫn đến vô sinh hiếm muộn
Khi viêm nhiễm lây lan lên các bộ phận trên của cơ quan sinh sản sẽ gây ra viêm tắc vòi trứng, ngăn cản tinh trùng gặp trứng hoặc nếu có gặp được thì trứng thụ tinh cũng sẽ khó di chuyển vào tử cung để làm tổ. Từ đó, gia tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung và vô sinh hiếm muộn.
Đe dọa tính mạng của nữ giới
- Giang mai hoặc HIV/AIDS được đánh giá là hai bệnh xã hội nguy hiểm nhất, có thể trực tiếp đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
- Xoắn khuẩn giang mai gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt. Khi vào tim, nó gây phình van động mạch chủ, có thể dẫn đến vỡ mạch và tử vong.
- Bệnh nhân bị HIV/AIDS có thời gian sống trung bình chỉ là 10 năm. Hiện nay, việc dùng thuốc kháng virus có thể kéo dài thêm thời gian sống lên 15 năm.
- Một số ít trường hợp mắc bệnh lậu mãn tính, vi khuẩn lậu xâm nhập vào khớp và máu cũng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Gây nguy hiểm cho thai nhi
Hầu hết các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mang thai, đến sự tồn tại và phát triển của thai nhi, thai nhi sinh ra cũng dễ lây nhiễm mầm bệnh từ mẹ khi sinh thường.
- Bệnh xã hội như giang mai sẽ khiến thai phụ sinh non hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ. Thai nhi ra đời bị ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ như trẻ bị đục thể tinh thể, điếc hoặc động kinh.
- Bệnh lậu khiến trẻ sinh non, bị nhẹ cân, viêm phổi và viêm kết mạc mắt...
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý
Các bệnh xã hội như sùi mào gà và mụn rộp sinh dục mặc dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trầm trọng đến thẩm mỹ.
- Khi mắc bệnh, vùng nhiễm bệnh (chủ yếu là bộ phận sinh dục như hai môi lớn bé, bên trong âm đạo và cổ tử cung) sẽ xuất hiện các mụn nước hoặc mụn mủ, dễ bị xây xước, lở loét, tiết dịch ẩm ướt gây mất thẩm mỹ.
- Hơn nữa, một khi mắc các bệnh xã hội này thì chị em phải xác định mắc bệnh suốt đời. Việc điều trị chỉ có thể triệt tiêu các triệu chứng bên ngoài và bệnh rất dễ tái phát nếu không cẩn thận.
Việc điều trị nhiều lần sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí là bị ám ảnh và trở nên mặc cảm với xã hội, với người bạn đời, đe dọa đến cuộc sống.
Chị em nên phòng ngừa bệnh xã hội như thế nào?
- Bổ sung kiến thức cần thiết về các bệnh xã hội, sự nguy hiểm, cách nhận biết và phòng tránh bệnh xã hội để tự bảo vệ bản thân.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình duy nhất. Nếu không thì sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
- Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để tầm soát bệnh từ sớm.
- Tiêm vắc – xin phòng các bệnh xã hội (như sùi mào gà, viêm gan B) theo khuyến cáo y khoa.
- Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
Với những chia sẻ về nữ giới mắc bệnh xã hội ở nữ nguy hiểm như thế nào trên đây, hi vọng chị em nâng cao nhận thức của bản thân, tích cực phòng chống bệnh xã hội để bảo vệ sức khỏe. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến số tư vấn chăm sóc sức khỏe 0365115116.
Tin mới trong ngày
-
Cách chữa bệnh liệt dương là gì, chữa liệt dương ở đâu tốt nhất khỏi hẳn
-
Phát hiện dấu hiệu hút thai thành công và không thành công
-
3 phòng khám chữa và điều trị rối loạn cương dương ở Hà Nội tốt nhất
-
Top 3 phòng khám chữa bệnh xuất tinh sớm ở đâu tốt và chi phí điều trị
-
Top 3 phòng khám chữa bệnh yếu sinh lý nam ở đâu tốt nhất Hà Nội
-
Tại sao vùng kín có mùi hôi khắm khai tanh? Là bị bệnh gì
-
Gần hậu môn mọc mụn mủ, nổi mụn thịt là bị bệnh gì?
-
Da dương vật nổi mụn trắng không ngứa có sao không?
-
Dương vật nổi mụn đỏ là bệnh gì? Nổi mẩn đỏ ngứa hoặc không ngứa
-
Sau hút thai bao lâu thì có kinh trở lại, bao lâu thì trứng rụng?
-
Sau hút thai bao lâu thì hết ra máu, bao lâu thì hết đau bụng?
-
Sau hút thai bao lâu thì quan hệ được bình thường trở lại
-
Dương vật bị nổi mụn nước ngứa là bệnh gì? Cách chữa an toàn
-
Khám trực tràng ở đâu tốt? Siêu âm nội soi trực tràng hậu môn
-
Chữa bệnh lậu trong bao lâu? Bệnh lậu có chữa khỏi được không?
-
Tại sao tinh dịch chứa tinh trùng có mùi hôi khó chịu, là bệnh gì?
-
5 bệnh làm thân dương vật nổi mụn thịt đỏ không ngứa
-
Nguyên nhân bị chảy máu ở bao quy đầu và cách chữa