- Health /
- Buồng trứng /
U nang buồng trứng có phải mổ không? Có nguy hiểm không?
-
10-08-2024 08:05 AM
U nang buồng trứng là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em trong độ tuổi sinh đẻ. U nang buồng trứng có phải mổ không là nỗi lo của nhiều chị em. Bởi vì trong trường hợp phải mổ u nang buồng trứng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản.
U nang buồng trứng là sự xuất hiện của khối u hoặc túi dịch lỏng ở buồng trứng của nữ giới. Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp, chiếm tỉ lệ 3,6% các bệnh phụ khoa.
Bệnh thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài mà không có triệu chứng. Chỉ đến khi bệnh quá nặng, khối u phát triển to ra thì có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ, thậm chí đe dọa tính mạng của chị em.
U nang buồng trứng có phải mổ không?
Trên thực tế, việc điều trị u nang buồng trứng (mổ hay không mổ) còn phụ thuộc vào đặc điểm và diễn biến của khối u, tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
Trường hợp u nang buồng trứng không cần can thiệp?
Nếu các u nang buồng trứng được phát hiện sớm, thì bác sĩ sẽ can thiệp nội khoa dùng thuốc. Sau đó theo dõi sự phát triển của u nang trong 3 tháng, nếu như nang teo và vỡ (nang cơ năng) thì không cần can thiệp.
Như vậy, đối với các khối u nang cơ năng thì không cần can thiệp. Trong thời gian nang tiêu biến, bệnh nhân có thể sẽ đau đớn, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp giảm đau như chườm ấm, thuốc giảm đau và tư thế vận động phù hợp...
Trường hợp u nang buồng trứng phải mổ khi nào?
Nếu sau 3 tháng theo dõi mà u nang không tự hết mà to lên hoặc một số trường hợp được đánh giá là bất thường hoặc nguy hiểm thì bác sĩ buộc phải can thiệp cắt u nang.
Các trường hợp u nang buồng trứng phải mổ bao gồm:
- Khối u nang kích thước lớn, trên 6-7cm.
- U nang ác tính hoặc u nang có tế bào ung thư hoặc u nang thực thể thì kích thước lớn hay nhỏ đều được chỉ định mổ.
- U nang xuất hiện ở cả hai bên buồng trứng.
- U nang không teo hết sau 3 tháng theo dõi.
- U nang hình thành do nội mạc tử cung đi lạc, cũng cần điều trị để tránh bệnh vô sinh sau này.
- U nang thực thể: U nang dạng lỏng, dạng bì, dạng nhày sẽ không thể tiêu biến ngay cả khi đã dùng thuốc.
- U nang buồng trứng xoắn, gây đau dữ dội, cần can thiệp ngoại khoa luôn để tránh trường hợp nang vỡ, nguy hiểm đến tính mạng.
- Chị em trong độ tuổi mãn kinh hoặc người không có ý định sinh con nữa mà bị u nang buồng trứng thì tốt nhất nên mổ luôn để phòng biến chứng.
Các phương pháp mổ u nang buồng trứng
Có hai phương pháp mổ u nang là mổ mở và mổ nội soi. Việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào tính chất của u nang. Nếu u nang có kích thước dưới 10cm, không nghi ngờ ác tính thì có thể mổ nội soi. Các trường hợp khác phải tiến hành mổ mở.
Mổ mở:
Trong mổ mở, bác sĩ sẽ rạch một đường mổ lớn ở ổ bụng từ bên ngoài, sau đó tiến hành cắt bỏ u nang. Thời gian phục hồi sau khi mổ mở khoảng 6-6 tuần. Mổ mở có nguy cơ biến chứng lớn hơn so với mổ nội soi.
Mổ nội soi:
Thực hiện ba vết rạch rất nhỏ khoảng 5mm ở vị trí thích hợp trên bụng, sau đó đưa các dụng cụ phẫu thuật nội soi có gắn camera, nguồn sáng và khí CO2 qua vết rạch nhỏ này để quan sát rõ ổ bụng, tiến hành cắt bỏ u nang hoặc tách u nang. Thời gian phục hồi sau khi mổ nội soi ngắn, chỉ khoảng 2 tuần.
Mổ nội soi bao giờ cũng có nhiều ưu điểm hơn so với mổ mở như đảm bảo thẩm mỹ, vết sẹo nhỏ, nằm viện ngắn, thời gian phục hồi nhanh, bệnh nhân ít đau.
Mổ u nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Bất kì một ca phẫu thuật nào, dù đơn giản hay phức tạp đều tiềm ẩn nguy cơ nhất định. Mổ u nang buồng trứng cũng như các phương pháp phẫu thuật khác, các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ bao gồm:
- Biến chứng gây tê, gây mê.
- Xuất huyết trong và sau khi mổ.
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Hình thành sẹo sau khi mổ.
- Đau đớn không thể kiểm soát sau khi mổ.
- Tổn thương đến các bộ phận khác trong cơ thể như ruột và bàng quang.
Để hạn chế sự nguy hiểm khi mổ u nang buồng trứng, bệnh nhân cần phải lựa chọn địa chỉ mổ u nang buồng trứng uy tín, chất lượng, bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm.
Tốt nhất là nên đi khám phụ khoa định kỳ để tầm soát và phát hiện bệnh từ sớm, điều trị sớm bao giờ cũng hiệu quả và ít biến chứng hơn so với việc điều trị muộn.
Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì có thai được?
Chị em trong độ tuổi sinh sản mà phải mổ u nang buồng trứng thì ít nhiều đều bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Trường hợp phải cắt bỏ cả hai bên buồng trứng thì chị em không thể mang thai trở lại.
- Trường hợp mổ u nang dưới dạng bóc tách khối u hoặc cắt bỏ một bên buồng trứng thì buồng trứng lành và các phần lành bên buồng trứng bị khối u vẫn có đầy đủ chức năng nội tiết và ngoại tiết, chị em vẫn có khả năng thụ thai gần như các phụ nữ bình thường khác.
Thời gian có thể mang thai trở lại sẽ khác nhau ở từng người, phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ tổn thương buồng trứng: Nếu tổn thương ít, cơ quan sinh sản phục hồi nhanh thì chị em có thể sớm lên kế hoạch sinh con trở lại.
- Loại u nang buồng trứng: Nếu chị em bị u nang buồng trứng ác tính thì sau khi mổ, bác sĩ còn phải theo dõi trong thời gian khá dài, từ 6 tháng đến 1 năm để kiểm tra có vấn đề bất thường hay không.
- Phương pháp phẫu thuật: Mổ nội soi giúp chị em phụ nữ sớm phục hồi hơn so với mổ hở, chị em có thể mang thai sớm hơn.
- Điều trị u nang buồng trứng ở đâu: Cắt bỏ u nang buồng trứng ở các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, ca phẫu thuật diễn ra trôi chảy không có biến chứng là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của điều trị cũng như khả năng phục hồi của chị em và thời gian sinh sản sau phẫu thuật.
Thông thường nếu việc điều trị u nang buồng trứng tốt đẹp thì chỉ khoảng 3-6 tháng sau khi mổ là chị em có thể mang thai trở lại.
Nếu chị em đang mắc bệnh u nang buồng trứng thì không nên lo lắng quá, điều quan trọng là đi khám đều đặn và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ khám sẽ là người quyết định u nang buồng trứng có phải mổ không. Để có thêm thông tin cần thiết bạn hãy liên hệ đến số 0365115116 hoặc chat online với bác sĩ.