Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

  • 20-11-2023 14:48 PM

Thai lưu là hiện tượng thai không còn phát triển, không còn tim thai nhưng vẫn đang lưu lại trong tử cung. Thai chết lưu thường đã chết của thai kỳ và cần được can thiệp để lấy thai ra ngoài ngay, như vậy mới có thể đảm bảo cho khả năng sinh sản sau này của người phụ nữ.

Nếu không thường xuyên đi khám thai định kỳ và mới mang thai lần đâu thì rất khó cảm nhận được sự phát triển của thai, rất khó có thể nhận biết được thai lưu. Thai chết lưu thì bắt buộc phải lấy thai ra ngoài nếu không sẽ gây hại cho tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

Để hiểu rõ hơn về thông tin này, bạn nên tìm hiểu qua chia sẻ từ bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Phương Hồng dưới đây.

Thai lưu là gì?

Thai lưu (hay còn gọi là thai chết lưu) là tình trạng trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung của người phụ nữ, phát triển thành bào thai. Tuy nhiên, bào thai này đã ngưng phát triển, không còn sự sống và lưu lại trong tử cung.

  • Định nghĩa đơn giản, thai lưu là trường hợp thai chết lưu lại trong tử cung, không bị sảy thai. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai chết lưu có thể là do mẹ hoặc cũng có thể là do bào thai.
  • Nếu không được phát hiện và xử lý thai lưu thì thời gian tối thiểu lưu trong tử cung từ lúc thai chết cho đến khi tống xuất ra ngoài thường trên 48 giờ.
  • Theo nghiên cứu, hầu hết các trường hợp thai lưu xảy ra trước khi thai phụ bắt đầu trở dạ, nhưng một số trường hợp có thể xảy ra trong quá trình mẹ chuyển dạ và sinh nở.

Một số phụ nữ sau có nguy cơ bị thai lưu cao hơn so với những người bình thường:

  • Phụ nữ có tiền sử sinh non, tiền sản giật, tăng huyết áp do thai kỳ.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn đông máu, bệnh thận…
  • Gặp phải các biến chứng trong thai kỳ như tăng huyết áp do thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, thai chậm tăng trưởng.
  • Sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, ma túy…
  • Có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, lao động quá sức…
  • Mắc bệnh béo phì.
  • Mang thai dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
  • Đã có tiền sử bị thai chết lưu.
  • Phụ nữ mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm hoặc làm thủ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).

Hiện tượng thai lưu nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm là gây nhiễm trùng nặng tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, thậm chí là đe dọa tính mạng của thai phụ. Do đó, thai phụ trong thời gian mang thai cần chú ý việc đi khám thai đầy đủ.

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

Nguyên nhân thai chết lưu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu, bên cạnh đó cũng có trường hợp không tìm ra nguyên nhân (chiếm từ 20 – 50%). Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chia các nguyên nhân gây ra thai lưu thành 3 nhóm chính sau:

Nguyên nhân thai lưu từ người mẹ

Mắc các bệnh lý

Do mẹ mắc phải các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, viêm thận, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao, thiếu máu, suy gan…; một số bệnh về nhiễm khuẩn và nhiễm virus như giang mai, sốt rét, quai bị, cúm…; các bệnh về nội tiết như Basedow, thiểu năng hay cường năng thượng thận… Những bệnh lý này đều gây ra các tác động không tốt đối với thai nhi.

Nhiễm độc thai nghén

Dù là trong bất kỳ hoàn cảnh, mức độ nào thì mẹ nếu bị nhiễm độc thai nghén đều gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với thai nhi, trong đó có thai lưu.

Tỷ lệ thai chết lưu càng cao khi nhiễm độc thai nghén càng nặng và không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Thai khi trong trường hợp này dễ bị suy dinh dưỡng và chết lưu.

Tử cung bất thường

Nếu mẹ có các vấn đề như tử cung mắc dị dạng, tử cung kém phát triển hoặc tử cung nhị tính đều ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi, trong đó có thể kể đến hiện tượng thai lưu.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, mắc bệnh béo phì, thai phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi), lao động nặng nhọc, sử dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc kháng sinh khi mắc bệnh… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu.

Nguyên nhân từ thai nhi

Thai nhi mắc dị dạng

Thai mắc phải các dị dạng như: Não úng thủy, vô sọ, phù nhau thai, không phát triển nhau thai (thường là tuần thứ 6 của thai kỳ).

Rối loạn nhiễm sắc thể

Một trong những nguyên nhân khiến thai chết lưu về phía thai nhi là do rối loạn nhiễm sắc thể, thường xảy ra ở những thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường, nguyên nhân có thể là do gen di truyền từ cha mẹ hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh hay phát triển của phôi thai.

Với những thai phụ lớn tuổi thì tỷ lệ đột biến nhiễm sắc thể lại càng cao. Trường hợp này dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh.

Đa thai

Nhiều trường hợp thai chết do không truyền máu được cho nhau, thai cho máu dễ bị chết lưu. Hoặc cũng có trường hợp mẹ mang song thai hoặc đa thai trong quá trình phát triển có một thai chết và tự tiêu đi mà không có bất kỳ biểu hiện nào, trong khi đó thai còn lại phát triển bình thường. Do đó, mẹ khi mang song hoặc đa thai cần phải thăm khám thường xuyên để theo dõi.

Bất thường ở bánh rau thai

Trường hợp này khiến thai nhi không thể hấp thu được dinh dưỡng thiết yếu và không khí từ người mẹ dẫn đến không phát triển, trong đó thường gặp là tình trạng thai lưu.

Bất đồng giữa nhóm máu

Nhóm máu giữa mẹ và con có sự bất thường do hai yếu tố Rh (+) và Rh (-).

Các thành phần phụ của thai nhi

Bao gồm:

  • Dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn ngắn hoặc dây rốn không được gắn vào nhau thai đúng cách khiến thai nhi bị thiếu oxy, từ đó khiến thai ngừng phát triển.
  • Bánh rau bị bong, xơ hóa, u mạch máu màng đệm…
  • Lượng nước ối bất thường như quá ít hoặc quá nhiều.

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

Dấu hiệu thai chết lưu

Các dấu hiệu thai chết lưu sẽ biểu hiện là:

Không nghe được tim thai

Thông thường, khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, mẹ đi siêu âm đã nghe được nhịp tim của thai. Có nhiều trường hợp, bác sĩ khó có thể nghe được nhịp tim, tình trạng này kéo dài thì rất có thể đây là biểu hiện của thai chết lưu. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát để xác định nguyên nhân.

Thai nhi không chuyển động

Một trong những dấu hiệu điển hình của thai lưu là thai không chuyển động. Khi nhận thấy bé không di chuyển ít nhất 10 lần trong suốt 2 tiếng đồng hồ hoặc số lượng lần đá của bé đột ngột thay đổi thì mẹ cần đi thăm khám bác sĩ sản khoa ngay để được xử lý kịp thời.

Tử cung không phát triển

Thông thường, khi bé lớn lên, tử cung của mẹ cũng lớn theo sự phát triển của bé. Nếu nhận thấy tử cung không còn phát triển nữa, chắc hẳn bé đang gặp vấn đề nào đó. Hãy đến thăm khám ngay khi nhận thấy biểu hiện này.

Không còn biểu hiện mang thai

Thai chết lưu cũng khiến mẹ không còn các biểu hiện của việc mang thai như ốm nghén, ngực mềm, đau lưng, tức ngực… Thay vào đó là xuất hiện máu đen kèm mùi hôi khó chịu.

Nếu thai chết lưu đã lâu, thai phụ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo tiết ra nhiều khí hư, dịch mủ có mùi hôi khó chịu.

Đặc biệt, có thể nhận biết thai chết lưu qua trường hợp sau:

  • Ra máu âm đạo có màu đỏ sẫm hoặc nâu đen, không đau bụng.
  • Cảm giác bụng bé đi hay không thấy bụng to lên.
  • Mất cảm giác mang thai như ốm nghén, mệt mỏi…

Thai chết lưu khi:

  • Không thấy sự chuyển động của thai.
  • Hai vú tiết sữa non tự nhiên.
  • Có cảm giác bụng không to lên.
  • Âm đạo tiết ra máu, trường hợp này khá hiếm gặp.

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý

Cách xử lý và điều trị thai chết lưu

Ngay khi nghi ngờ bị thai chết lưu, chị em cần nhanh chóng tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Thai chết lưu ở lâu trong tử cung cực kỳ nguy hiểm, dễ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nặng, thậm chí là đe dọa tính mạng của chị em. Sau khi tiến hành thăm khám, kiểm tra kỹ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp:

Gây khởi phát chuyển dạ

Bác sĩ sẽ xử lý thai chết lưu bằng cách cho thai phụ dùng thuốc hoặc sử dụng thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ, có thể sử dụng thuốc gây tê hoặc không.

Hầu hết, các mẹ bầu đều muốn khởi phát chuyển dạ sớm sau khi biết bị thai chết lưu bởi nếu để lâu sẽ dễ dẫn đến rối loạn đông máu nguy hiểm cho bản thân.

Nếu tử cung của nữ giới không thể tự mở hết sẽ được tiêm hormone oxytocin nhằm kích thích các cơn co chuyển dạ, đẩy thai chết lưu ra ngoài.

Nong cổ tử cung và hút thai

Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành nong cổ tử cung và dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để hút thai lưu ra ngoài.

Phương pháp này cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ có trình độ, tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vô trùng và cần phải theo dõi chảy máu sau khi và kiểm tra xem có sót nhau hay không. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống nguy cơ viêm nhiễm.

Để giúp sức khỏe nhanh hồi phục, thai phụ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nghỉ ngơi ít nhất từ 1 tháng.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, các vitamin. Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa axit folic để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
  • Giữ gìn, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn.
  • Nên để ít nhất là 3 tháng mới nên có thai lại để đảm bảo cho sức khỏe.
  • Giữ tinh thần thoải mái, cần có sự động viên của người thân.
  • Hạn chế vận động, làm các công việc nặng nhọc.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.

Thai lưu là một biến cố mà không mẹ bầu nào mong muốn, nó do rất nhiều nguyên nhân và cực kỳ nguy hiểm nếu tình trạng thai chết lưu lại lâu trong tử cung. Để tránh hiện tượng thai chết lưu, các mẹ nhớ chủ động thăm khám thai định kỳ tại phòng khám sản phụ khoa uy tín, tin cậy.

Nguyên nhân thai chết lưu: Dấu hiệu và cách điều trị xử lý