Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, Triệu chứng và Phẫu thuật

  • 04-10-2022 08:33 AM

Áp xe hậu môn là tình trạng xuất hiện ổ áp xe ở các mô mềm xung quanh cạnh hậu môn. Nguyên nhân là khi các tuyến tạo chất nhầy trong trực tràng bị nhiễm trùng sẽ làm cho các khoang và các lỗ nhỏ ở trực tràng chứa đầy mủ. Các khoang đầy mủ này chính là các ổ apxe.

Những triệu chứng sớm là thấy nổi u mềm, chảy máu, chảy mủ, đau rát, suy giảm sức khỏe. Rất khó chịu, đau đớn, ngứa ngáy và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc, khi ổ áp xe vỡ sẽ gây rò hậu môn.

áp xe hậu môn

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn

Do viêm nhiễm

Vi khuẩn phát triển do bị viêm hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm nang lông tại vùng da xung quanh hậu môn.

Dụng cụ y tế không vô trùng khi thực hiện các tiểu phẫu về niệu đạo, trực tràng, nứt kẽ hậu môn, nong niệu đạo.

Sử dụng thuốc

Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh trực tràng trong thời gian dài hoặc không đúng cách sẽ khiến các mô tại hậu môn bị kích thích, viêm nhiễm.

Vệ sinh kém

Sau khi đi vệ sinh không rửa sạch, hoặc lâu không vệ sinh sẽ khiến hậu môn bị ẩm ướt, vi khuẩn tích tụ hình thành các ổ áp xe.

Các yếu tố nguy cơ

  • Có dị vật hậu môn, chấn thương ở hậu môn
  • Hệ miễn dịch kém, cơ thể suy nhược
  • Bị viêm loét đại tràng, viêm ruột như bệnh Crohn
  • Tiểu đường
  • Viêm túi thừa
  • Viêm vùng chậu
  • Quan hệ tình dục qua hậu môn (người nhận)
  • Sử dụng các thuốc như prednison.

Triệu chứng của áp xe quanh hậu môn

Áp xe quanh hậu môn thường kết hợp với:

  • Đau kéo dài, đau nhói và trầm trọng hơn khi ngồi.
  • Kích thích da xung quanh hậu môn gồm sưng, đỏ và nhạy cảm.
  • Chảy mủ
  • Bị táo bón và đau khi đại tiện
  • Nặng hơn cũng có thể kết hợp với sốt, ớn lạnh, mệt mỏi kéo dài.

Biến chứng nguy hiểm

  • Gây chảy mủ, kích hậu môn tiết dịch nhày nhiều hơn khiến nhiễm trùng lan rộng
  • Khi các ổ áp xe lở loét, chảy máu, chảy mủ sẽ biến chứng thành rò hậu môn
  • Gây viêm nang lông các vùng mao nang nhỏ quanh hậu môn
  • Gây thiếu máu, chàm da, gây chứng trực tràng ác tính
  • Luôn xuất hiện các cơn đau, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Đời sống tình dục suy giảm.

Khi tự ý mua thuốc ngoài về điều trị mà chưa biết rõ nguyên nhân, mức độ bệnh sẽ khiến tình trạng không những không thuyên giảm mà còn phát triển nặng thêm.

Phẫu thuật điều trị áp xe hậu môn

Thực hiện phẫu thuật là cần thiết, tốt nhất là trước khi ổ áp xe vỡ ra. Áp xe nhẹ ngoài hậu môn có thể được thực hiện gây tê tại chỗ. Trường hợp áp xe hậu môn rộng và sâu cần nhập viện và gây mê để phẫu thuật.

  • Sau thủ thuật, hầu hết bệnh nhân được kê thuốc giảm đau, chống viêm. Đối với người khỏe mạnh, kháng sinh thường không cần thiết.
  • Kháng sinh có thể cần với người bị tiểu đường hoặc đang bị suy giảm hệ miễn dịch, có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Cùng đó là chú ý chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ đúng giờ.
  • Hiện nay, sử dụng phương pháp HCPT và PPH để điều trị áp xe hậu môn là hai phương pháp áp dụng công nghệ hiện đại không gây đau đớn, thời gian điều trị nhanh chóng, an toàn.

Với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu xâm lấn trực tiếp vào vùng có ổ mủ khiến chúng co lại và sau đó dùng ống nội soi để rửa sạch mủ khiến các ổ áp xe mau lành và không tái phát.

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật áp xe hậu môn

Bác sĩ phẫu thuật áp xe hậu môn là chuyên gia trong điều trị các bệnh hậu môn trực tràng bằng phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật.

Bác sĩ được đào tạo và đã hoàn thành các khoá huấn luyện chuyên sâu về điều trị những bệnh ở hậu môn trực tràng.

Được đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức về chẩn đoán, điều trị những bệnh lành tính cũng như ác tính ở trực tràng. Luôn có thể thực hiện thành thạo các thủ thuật và phẫu thuật điều trị bệnh ở hậu môn trực tràng.

Ghi nhớ sau khi điều trị

  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nhẹ nhàng.
  • Không dặn mạnh, không ngồi lâu khi đi vệ sinh.
  • Không sử dụng đồ ăn cay nóng, có nhiều dầu mỡ, các chất kích thích.
  • Tránh quan hệ tình dục.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tránh vận động mạnh.
  • Ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ như các loại rau xanh, trái cây tươi.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.